Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
CEO Tập đoàn UAC chia sẻ lý do chọn Đà Nẵng để đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ
Ngọc Tân - 02/03/2019 14:09
 
Tối 1/3, Tập đoàn Universal Alloy Corporation (Hoa Kỳ) đã tổ chức lễ ra mắt giới thiệu Dự án sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng với tổng mức đầu tư 170 triệu USD. Tại đây, ông Kevin Loebbaka, Giám đốc điều hành cho Universal Alloy Corporation và là Chủ tịch của Universal Alloy Corporation Châu Âu (UAC) đã chia sẻ lý do chọn Đà Nẵng, Việt Nam làm điểm đến đầu tư.

Tập đoàn UAC được thành lập vào năm 1961, có trụ sở chính ở Canton, Georgia - ngoại ô thành phố Atlanta (bang Georgia, Mỹ), là nhà sản xuất linh kiện máy bay hàng đầu thế giới cho các công ty hàng không như Boeing, Airbus, Embraer, Bombardier, đây cũng là một trong ba tập đoàn hàng đầu thế giới về cung cấp nhôm đặc chủng cho sản xuất máy bay.

Tại buổi lễ, chia sẻ về lý do lựa chọn Đà Nẵng là điểm dừng chân đầu tư, ông Kevin Loebbaka, Giám đốc điều hành cho Universal Alloy Corporation, Chủ tịch của Universal Alloy Corporation Châu Âu (UAC) cho biết, có hai lý do chính để UAC lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư.

Ông Kevin Loebbaka- Giám đốc điều hành cho Universal Alloy Corporation kiêm Chủ tịch của Universal Alloy Corporation Châu Âu (UAC) chia sẻ lý do chọn Đà Nẵng làm địa điểm đầu tư
Ông Kevin Loebbaka - Giám đốc điều hành cho Universal Alloy Corporation kiêm Chủ tịch của Universal Alloy Corporation Châu Âu (UAC) chia sẻ lý do chọn Đà Nẵng làm địa điểm đầu tư

Thứ nhất, hơn 30% hàng tồn đọng của đơn hàng Boeing Boeing và Airbus, tồn tại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và do đó, các nước A-PAC đang thu được nhiều nội dung sản xuất cho các máy bay này. Cả Boeing và Airbus đều đang thúc đẩy hoạt động sản xuất lớn hơn ở châu Á và có mối quan tâm rất lớn đến địa điểm sản xuất tương lai của UAC tại Đà Nẵng. Tại Việt Nam, VietJet đã mua 65 máy bay một lối đi Airbus A320 và A321. Bamboo Airways có 6 máy bay một lối đi của Airbus sẽ cam kết với 20 máy bay Boeing 787. Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển sản xuất hàng không vũ trụ khi tiếp tục thúc đẩy doanh số bán hàng cho các hãng hàng không Việt Nam.

Về lý do thứ hai, ông Kevin Loebbaka chia sẻ: “Tôi đã quản lý hoạt động của UAC tại Anaheim California trong 10 năm. Tại Anaheim California, UAC có lực lượng lao động Việt Nam đặc biệt tài năng, rất thành thạo các kỹ năng toán học, khoa học và gia công. Họ là những người bạn của tôi. Và chính kinh nghiệm làm việc của tôi ở California đã cho tôi thấy rằng Việt Nam sẽ là điểm đến trong tương lai của UAC. Và hôm nay, chúng tôi bắt đầu điều đó với Đà Nẵng”.

Cũng theo CEO của UAC, sau khi nhà máy đi vào hoạt động, UAC sẽ bắt đầu sản xuất hơn 4.000 bộ phận hàng không vũ trụ khác nhau tại Đà Nẵng cho các chương trình máy bay Boeing 787, 777 và 737 của Boeing và sẽ xuất khẩu các bộ phận này sang Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. Cùng với đó, UAC sẽ tăng cường nguồn nhân lực bản địa với kế hoạch sử dụng khoảng 650 người vào năm 2021 đến hơn 1.000 người vào năm 2023. Trong đó có việc thuê và đào tạo kỹ sư, kỹ thuật viên sản xuất và chuyên gia từ nhiều lĩnh vực ở Đà Nẵng.

Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ trò chuyện cùng ông Ông Kevin Loebbaka- Giám đốc điều hành cho Universal Alloy Corporation kiêm Chủ tịch của Universal Alloy Corporation Châu Âu.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ trò chuyện cùng ông Ông Kevin Loebbaka - Giám đốc điều hành cho Universal Alloy Corporation kiêm Chủ tịch của Universal Alloy Corporation Châu Âu.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, UAC sẽ phát triển chuỗi doanh nghiệp “vệ tinh” cung cấp các dịch vụ công nghiệp phụ trợ, dự kiến sẽ gián tiếp tạo thêm việc làm cho hơn 2.000 lao động.

Dự án sản xuất linh kiện máy bay do UAC đầu tư dự kiến sẽ sản xuất 4.000 chi tiết/5 triệu chi tiết máy bay. Các sản phẩm này sẽ được xuất khẩu hoàn toàn phục vụ thị trường hàng không của thế giới.

Theo kế hoạch, khi đi vào hoạt động, dự án sẽ đạt giá trị xuất khẩu 25 triệu USD vào năm 2021, 85 triệu USD vào năm 2022 và sau năm 2026 sẽ đạt giá trị xuất khẩu hơn 180 triệu USD mỗi năm.

Về phía thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết, thành phố rất hoan nghênh Tập đoàn UAC đã chọn Đà Nẵng để đầu tư nhà máy sản xuất. Hiện nay, ngoài quỹ đất cho khu vực sản xuất, Khu công nghệ cao Đà Nẵng cũng dành khu đất để đầu tư khu vực nhà ở cho các chuyên gia, đảm bảo điều kiện sống, sinh hoạt thuận lợi, thoải mái cho đội ngũ chuyên gia của công ty UAC nói riêng, các doanh nghiệp đầu tư tại Đà Nẵng nói chung, đến làm việc lâu dài tại thành phố.

Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ khẳng định: “Chính quyền thành phố đã và sẽ tiếp tục ủng hộ một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất để dự án sớm triển khai, đi vào hoạt động”.

Hết Đà Nẵng đến lượt Quảng Nam bị làm giả văn bản để “thổi” giá đất
Mấy ngày qua, một văn bản lan truyền trên mạng xã hội về việc tỉnh Quảng Nam phê duyệt đầu tư chuỗi khách sạn, khu phức hợp giải trí ở P....
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư