
-
Bill Gates cam kết trao 200 tỷ USD cho người nghèo trong 20 năm tới
-
Tổng thống Trump công bố thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh
-
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan
-
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh -
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ
![]() |
Đại diện Tata Steel dự báo, giá thép cuộn cán nóng trung bình có thể vượt mức 600 USD/tấn trong những năm tới. Ảnh: AFP |
Giám đốc điều hành Tata Steel, ông T.V. Narendran cho biết trong khoảng 8 năm qua, giá thép cuộn cán nóng trung bình dao động trong ngưỡng 400 - 450 USD/tấn. Nhưng mức giá này trong những năm tới có thể vượt 600 USD/tấn. Hiện Trung Quốc và Đông Nam Á là hai thị trường ghi nhận mức giá tăng vọt, lần lượt ở mức 750 USD/tấn và 850 USD/tấn.
"Tôi hy vọng giá thép sẽ ở trong ngưỡng đó, tất nhiên sẽ có dao động, nhưng dao động có thể ở mức cao hơn chúng ta từng thấy trong quá khứ", ông T.V. Narendran dự đoán.
Lý giải về mức tăng vọt của giá thép trong thời gian tới, Giám đốc điều hành Tata Steel cho rằng, thị trường thép đang trải qua một số biến động lớn, đáng kể là chi phí sản xuất tăng cao và vai trò của Trung Quốc trên thị trường thép thế giới đã thay đổi.
"Thị trường thép trong 10 năm qua đã bị chi phối nguồn cung xuất khẩu ở bên ngoài Trung Quốc. Nhưng giờ đây, hoạt động mua bán thép trên thế giới đã ổn định hơn nhiều", ông T.V. Narendran nói.
Giám đốc điều hành Tata Steel cho biết ở lúc đỉnh điểm, Trung Quốc xuất khẩu nhiều thép hơn lượng thép Ấn Độ sản xuất ra. Nhưng sau đó, xuất khẩu thép của Trung Quốc đã giảm một nửa xuống còn khoảng 60 triệu tấn mỗi năm và có thể giảm sâu hơn khi quốc gia này theo đuổi mục tiêu phát thải carbon ròng.
Đại diện Tata Steel cho biết lần đầu tiên sau nhiều năm, nhu cầu thép không bị thúc đẩy bởi thị trường Trung Quốc; đồng thời dẫn chứng dự báo của Hiệp hội Thép Thế giới rằng tăng trưởng tiêu thụ thép trong năm nay sẽ đến từ các quốc gia khác, mà không phải là Trung Quốc.
"Với việc phương Tây đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng, điều đó cũng tạo xung lực tích cực cho nhu cầu thép", ông T.V. Narendran đơn cử.
Đáng chú ý, tuần trước Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành Luật đầu tư cơ sở hạ tầng do lưỡng đảng đề xuất có trị giá hơn 1.000 tỷ USD.
Về phía nguồn cung, chi phí đầu vào sản xuất thép đang ở "mức cao kỷ lục" do giá than tăng vọt. Tuy nhiên, CEO Tata Steel cho rằng, giá quặng sắt đã phần nào sụt giảm và sẽ giao dịch ở ngưỡng 100 - 120 USD/tấn trong dài hạn. Cả than và quặng sắt đều là nguyên liệu thô đầu vào quan trọng cho sản xuất thép.
Phía Tata Steel dự báo giá thép có thể sẽ bị đẩy lên cao hơn nếu chi phí carbon ở châu Âu ngày càng tăng. "Tôi cho rằng, giá thép trong 10 năm tới sẽ cao hơn nhiều so với mức chúng ta thường thấy 10 năm qua", ông Narendran nhận định.

-
Tổng thống Trump công bố thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh -
Toyota "cài số lùi" lợi nhuận vì tác động thuế quan -
Quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đòn thuế của Tổng thống Trump -
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan -
Fed giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25 - 4,5% -
Mỹ - Trung sẽ đàm phán "phá băng" thương mại vào cuối tuần này -
Ông Friedrich Merz tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Đức
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”