-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ
-
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
-
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên
![]() |
Một số hãng bay từng kiến nghị sửa Luật Hàng không và Luật Giá, bỏ giá trần để đưa giá vé về đúng cơ chế thị trường. |
Đây là khẳng định của ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines liên quan đến Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT của Bộ GTVT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2019/TT-BGTVT về ban hành khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa có hiệu lực từ ngày 1/3/2024.
Theo CEO Vietnam Airlines, từ ngày 1/3/2024, Thông tư số 34 sẽ có hiệu lực, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tới mức giá trần tăng trung bình khoảng 5% so với cả mức trước đây. Đây cũng là lần điều chỉnh sau gần 10 năm giữ nguyên trần giá vé vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa dù, rất nhiều những chi phí đầu vào với ngành hàng không thay đổi trong suốt thời gian vừa qua.
Ông Hà cho rằng, trần giá vé mới là cơ hội để cho các hãng hàng không bù đắp được chi phí trong suốt gần 10 năm vừa qua, đồng thời giúp các hãng hàng không tiếp tục điều chỉnh dải giá trên hệ thống mạng đường bay nội địa.
Cụ thể, việc nới giá trần Vietnam Airlines có cơ hội tiếp tục đầu tư cho chất lượng dịch vụ ở phân khúc giá, khách hàng có khả năng chi trả cao. Đồng thời trần giá vé mới cũng giúp các hãng hàng không có thể kéo được mức giá xuống thấp hơn để có thể phục vụ được những nhu cầu của hành khách ở phân khúc có khả năng chi trả thấp hơn hoặc vào những giai đoạn thấp điểm, thị trường có thể có thêm nhiều những chương trình khuyến mại hơn.
“Điều này nhằm đảm bảo hài hòa được lợi ích của chính bản thân của các hãng hàng không cũng như của khách hàng đi lại bằng đường hàng không”, ông Hà cho biết.
Tuy nhiên, trong bối cảnh sức cầu thị trường nội địa yếu, các hãng bay đang cạnh tranh gay gắt nên mức giá vé của năm 2024 sẽ tương đương với 2023, chưa có sự thay đổi lớn.
Theo Thông tư số 34, các đường bay có khoảng cách dưới 500 km có mức giá trần là 1.600.000 đồng/vé/chiều với đường bay phát triển kinh tế - xã hội và 1.700.000 đồng/vé/chiều với các đường bay khác.
Các nhóm đường bay còn lại chịu mức tăng giá từ 50.000 - 250.000 đồng/vé/chiều so với quy định cũ, phụ thuộc vào độ dài từng đường bay.
Cụ thể, với đường bay từ 500 km đến dưới 850 km có mức giá trần là 2.250.000 đồng/vé/chiều (giá cũ là 2.200.000 đồng/vé/ chiều); đường bay có khoảng cách từ 850 km đến dưới 1.000 km có giá vé tối đa là 2.890.000 đồng/vé/chiều (giá cũ là 2.790.000 đồng/vé/ chiều); đường bay từ 1.000 km đến dưới 1.280 km có giá trần là 3.400.000 đồng/vé/chiều (giá cũ là 3.200.000 đồng/vé/ chiều) và đường bay có khoảng cách từ 1.280 km trở lên là 4.000.000 đồng/vé/chiều (giá cũ là 3.750.000 đồng/vé/ chiều).
Mức giá tối đa đã bao gồm toàn bộ chi phí hành khách phải trả cho một vé máy bay, trừ thuế giá trị gia tăng và các khoản thu hộ cho cảng hàng không (bao gồm giá phục vụ hành khách và giá đảm bảo an ninh hành khách, hành lý; khoản giá dịch vụ với các hạng mục tăng thêm).
Trước đó, Bộ GTVT cho biết, việc tăng giá vé máy bay nội địa là do sự thay đổi của các yếu tố hình thành giá vé, đặc biệt là giá nhiên liệu tăng và tỷ giá đều tăng cao.
Số liệu cập nhật của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), giá nhiên liệu Jet A1 khu vực châu Á hồi tháng 6/2023 là 85,4 USD/thùng.
Theo tính toán của Cục Hàng không Việt Nam, với giả định tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm 39,5% tổng chi phí, các yếu tố chi phí khác không có biến động thì với biến động của giá Jet A1 và tỷ giá USD/VND, chi phí nhiên liệu tháng 6/2023 của các hãng hàng không tăng 23,1% so với tháng 9/2015. Tác động của giá nhiên liệu làm tổng chi phí tăng 10,9% so với tháng 8/2015.
Cục Hàng không Việt Nam trước đó đã nhận được ý kiến của Vietnam Airlines, Vietjet, Pacific Airlines, Bamboo Airways về tăng giá vé máy bay nội địa.
Theo Vietnam Airlines, chi phí nhiên liệu hàng không chiếm khoảng 36% chi phí vận chuyển của hãng. Giá nhiên liệu trung bình năm 2022 so với năm 2015 (thời điểm mức giá trần hiện tại được áp dụng) tăng khoảng 85% từ 67,3 USD/thùng lên 124,4 USD/thùng khiến chi phí của hãng tăng khoảng 30,5%. Cùng với đó, chi phí vận chuyển hàng không có hơn 70% bằng ngoại tệ, trong khi doanh thu bán vé tại Việt Nam lại bằng VND.
Tỷ giá tăng 6,6% từ năm 2015 đến năm 2022 (tăng bình quân từ 21.900 VND/USD lên 23.350 VND/USD) làm chi phí của hãng tăng tương ứng 4,3%. Do đó, chi phí vận chuyển hành khách của Vietnam Airlines năm 2022 là 2.769 đồng/khách/km, cao hơn 43% so với chi phí năm 2015 (1.933 đồng/khách/km).
-
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu -
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric -
Đề xuất tăng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.618 tỷ đồng -
Canada điều tra dây thép carbon và hợp kim thép nhập từ Việt Nam -
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống -
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế