-
Rốt ráo lo nhân lực cho điện hạt nhân -
Khánh Hòa nêu các nhiệm vụ trọng tâm để phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá -
TP. Thái Bình chào năm mới 2025 với sức sống mới -
Ninh Thuận xác định tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân là thời cơ, động lực phát triển -
Ninh Thuận đặt ra 18 mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2025 -
“Bệ phóng thể chế" để Hà Nội bứt phá
Phiên họp sáng 8/9 của Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách. |
Góp ý về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) tại phiên họp sáng 8/9, nhiều đại biểu Quốc hội đều cho rằng, cần chế tài mạnh hơn với việc chậm gửi tài liệu kỳ họp.
Tờ trình về nội dung này cho biết một trong những điểm mới là quy định hình thức chế tài nhằm khắc phục tình trạng các cơ quan chậm gửi tài liệu kỳ họp theo hướng công khai danh sách các cơ quan và lý do gửi chậm tài liệu.
Cụ thể là danh sách các tài liệu chính thức và tên cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi chậm, lý do gửi chậm sẽ được công khai đến đại biểu Quốc hội.
Theo quy định hiện hành, dự thảo, dự án luật, nghị quyết phải gửi tới đại biểu Quốc hội trước 20 ngày và các tài liệu khác chậm nhất là 10 ngày, nhưng rất nhiều cơ quan không chấp hành nghiêm túc.
Đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) nhấn mạnh, việc gửi tài liệu đúng thời hạn là hết sức quan trọng. Trong khi tại các kỳ họp vừa rồi sự chậm trễ gửi tài liệu làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc nghiên cứu của đại biểu.
Đây là hạn chế nhiều năm chưa được khắc phục, nhưng chỉ thông báo danh sách các cơ quan chậm gửi mà không có chế tài thì cũng không khắc phục được. Nhấn mạnh điều này, ông Phước để nghị bổ sung trực tiếp vào nội quy các chế tài mạnh, chặt chẽ, theo hướng nếu tài liệu không được gửi đúng thời hạn thì sẽ không được trình Quốc hội xem xét.
Thời gian qua, có tình trạng sáng hôm sau thảo luận, nhưng 12 giờ đêm hôm trước đại biểu mới nhận được tài liệu thì cũng không thể nào nghiên cứu được, đại biểu Lê Hoàng Anh (Gia Lai) phản ánh. Đại biểu cho rằng, cần công khai danh sách các cơ quan chậm gửi tài liệu lên cổng thông tin điện tử của Quốc hội, bởi đại biểu Quốc hội đều đã biết danh sách này.
Là đại biểu tái cử, đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp) nhấn mạnh chậm gửi tài liệu đã là chuyện muôn thưở, kỳ họp nào cũng chậm.
Chiều nay, thảo luận về Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) mà tối qua đại biểu mới nhận được tài liệu, ông Hoà nêu ví dụ và cho rằng, nội quy sửa đổi chỉ nói có chế tài xử lý, nhưng không biết cụ thể chế tài là gì thì làm sao khắc phục được.
Đai biểu Dương Khắc Mai (Đắc Nông) góp ý là cần kiên quyết không thẩm tra khi hồ sơ gửi đến các cơ quan của Quốc hội không đúng thời hạn.
Ở góc nhìn khác, đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) nêu thực tế ở kỳ họp thứ ba của Quốc hội, khi xin ý kiến đại biểu Quốc hội bằng phiếu thì nhiều đại biểu không gửi lại đúng hạn, khiến cho Tổng thư ký Quốc hội phải nhắc đến mấy lần.
Đây là việc chậm của chính đại biểu, nội quy chưa đưa ra biện pháp xử lý, ông Dũng đặt vấn đề.
Ngoài nội dung trên, 14 ý kiến tham gia thảo luận còn quan tâm đến nhiều vấn đề khác được dự kiến sửa đổi.
Dự thảo nội quy (sửa đổi) quy định Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp có thể đề nghị Quốc hội quyết định kéo dài thời gian mỗi lần phát biểu của đại biểu Quốc hội là chuyên gia lên không quá 15 phút khi nội dung được thảo luận hoặc giải trình có nhiều vấn đề phức tạp, chuyên môn sâu (thời gian phát biểu cho mỗi đại biểu được quy định là không quá 7 phút).
Quy định này, theo đại biểu Lê Hoàng Anh (Gia Lai) là nên bỏ, vì đại biểu Quốc hội có quyền hạn và nghĩa vụ như nhau, còn đại biểu là chuyên gia thì có thể phát biểu ở hội nghị tham vấn ý kiến chuyên gia.
Đồng tình quan điểm trên, đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp) cho rằng, mọi đại biểu đều công bằng, vì thế, không kéo dài thời gian với chuyên gia và cũng không nên điều hành theo cách người đăng ký sau lại được mời phát biểu trước.
Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội), khi phát biểu vị thế của đại biểu là độc lập, không ai thay mặt ai được, mà chỉ đại diện cho cử tri. Nhưng, với Hà Nội và TP.HCM, nơi có đến 10 triệu dân thì mỗi phiên thảo luận về kinh tế, xã hội nên cân nhắc để mỗi thành phố có ít nhất 5 đại biểu phát biểu.
Ông Trí cũng nêu vấn đề là ở các phiên thảo luận có thể có ý kiến chưa hay hoặc trái chiều, đó là thể hiện sự dân chủ, cần có biện pháp bảo vệ, không để những ý kiến chưa hay bị dư luận bới móc.
Đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) cho rằng, đại biểu có quyền tổ chức họp báo để cung cấp thông tin tới báo chí, nhưng nội quy chưa quy định cần phải báo cáo ai, xin phép thế nào, cần bổ sung nội dung này.
Một số vị đại biểu khác góp ý dự thảo cần quy định rõ trách nhiệm của đại biểu tham gia các phiên họp của Quốc hội, trảnh tình trạng nhiều phiên họp đại biểu vắng mặt rất nhiều, khiến cử tri băn khoăn.
Sau khi tiếp tục hoàn thiện, dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội thảo luận, thông qua tại kỳ họp thứ tư (tháng 10/2022).
-
Ninh Thuận xác định tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân là thời cơ, động lực phát triển -
Ninh Thuận đặt ra 18 mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2025 -
“Bệ phóng thể chế" để Hà Nội bứt phá -
Nông sản phá kỷ lục xuất khẩu, tạo đà tăng trưởng cho năm 2025 -
Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án -
Tinh gọn bộ máy và những trăn trở -
Công bố Nghị quyết thành lập Thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM