
-
Thủ tướng Ishiba: Việt Nam là đối tác không thể thiếu của Nhật Bản
-
Nhận diện 20 hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
-
Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một"
-
Quyết liệt vì mục tiêu tăng trưởng -
Giải phóng nguồn lực từ các dự án tồn đọng, chống lãng phí
Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao
Cách đây 2 ngày, Samsung đã chính thức khởi công xây dựng Dự án Tổ hợp Công nghệ cao Samsung Thái Nguyên, vốn đầu tư 2 tỷ USD. Như vậy, tập đoàn này đã có tới 2 khu tổ hợp công nghệ cao ở Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ USD, đồng thời đang trong quá trình xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) ở Hà Nội. Và tất nhiên, khi dự án ở Thái Nguyên hình thành, một tỷ lệ doanh thu nhất định của Dự án sẽ được dành cho R&D.
Trong khi đó, Panasonic, một tên tuổi lớn của Nhật Bản, cách đây đúng 1 tuần, đã chính thức đưa nhà máy sản xuất máy giặt ở KCN Thăng Long II (Hưng Yên). Vốn đầu tư của dự án này không lớn, chỉ 32 triệu USD, nhưng điều quan trọng là, bên cạnh nhà máy sản xuất, Panasonic cũng đã xây dựng một trung tâm R&D, phục vụ việc R&D các sản phẩm máy giặt, tủ lạnh cho khu vực Đông Nam Á.
Tháng tới, Panasonic cũng sẽ đưa nhà máy chuyên sản xuất bo mạch đa lớp ALIVH đặt tại KCN Thăng Long (Hà Nội), đi vào hoạt động. Thêm một nhà máy sản xuất linh kiện điện tử sắp được xây dựng ở Bình Dương, với vốn đầu tư 38 triệu USD. Ngay ở Hưng Yên, vẫn còn một khoảnh đất chưa được dùng đến, đang được “để dành” để cho việc thực hiện kế hoạch toàn cầu hóa của Panasonic.
Cách đây ít ngày, Nidec (Nhật Bản) đã công bố sẽ đầu tư thêm 100 triệu USD ở Việt Nam. Và theo như lời ông Shigenobu Nagamori, Chủ tịch Nidec, lần tăng vốn này là để Nidec triển khai thêm một số dự án, không chỉ là hai nhà máy mới ở Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) và KCN Giao Long (tỉnh Bến Tre). “Hoạt động của Nidec tại Việt Nam sẽ không dừng ở khâu lắp ráp đơn thuần, mà sẽ thành lập một trung tâm nghiên cứu, để sau này các công ty con ở Việt Nam có thể làm tự lấy tất cả - từ ý tưởng đến thiết kế, chế tạo”, ông Nagamori nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Võ Quang Huệ, Tổng giám đốc Robert Bosch Việt Nam, đã khẳng định, công ty của ông đang sẵn sàng cho việc thực hiện kế hoạch tăng vốn đầu tư lên 230 triệu Euro. Ông Huệ cũng không giấu tham vọng về việc phát triển ngày một mạnh mẽ hơn trung tâm R&D, với kế hoạch thu hút 2.020 kỹ sư vào năm 2020.
Như vậy, chỉ trong vòng hơn 1 tuần, liên tiếp những kế hoạch đầu tư mới trong lĩnh vưc công nghệ đã được các nhà đầu tư nước ngoài công bố. Điều này một mặt cho thấy sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam, nhưng mặt khác, khẳng định Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao.
Khởi đầu với Intel, sau đó là Samsung, General Electric (GE), thêm Jabil Circuit Inc, Nidec, rồi đến Nokia, Fuji Xerox…, Việt Nam đang trở thành điểm dừng chân của các đại gia công nghệ hàng đầu thế giới. Các nhà đầu tư này đã và đang tăng cường đầu tư ở Việt Nam, thậm chí, còn xác định Việt Nam là một “cứ điểm” sản xuất mới của họ. Nhiều nhà máy, ban đầu, dự kiến được xây dựng ở quốc gia khác, nhưng cuối cùng đã được chuyển về Việt Nam.
Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của Panasonic là ví dụ điển hình. Tập đoàn Nhật Bản này đã có nhà máy tương tự ở Thái Lan, nhưng do lo ngại rủi ro, đã quyết định chọn Việt Nam. Nidec cũng thế. Trước đây, hầu hết các nhà máy quan trọng của tập đoàn đều được xây dựng ở Thái Lan. Nhưng sau trận lụt năm 2011 ở quốc gia này, Nidec đã quyết định phân tán rủi ro bằng cách đầu tư thêm vào Việt Nam và Campuchia.
Những tín hiệu rõ ràng là rất tích cực. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, Việt Nam trên thực tế, mới chỉ gọi là “chạm tay” tới công nghệ cao. Bởi dù các nhà máy ở Việt Nam rất hiện đại, công nghệ tiên tiến, nhưng vẫn chỉ đang dừng ở gia công, lắp ráp.
Tuy nhiên, nhiều kỳ vọng đang được đặt ra, khi các trung tâm R&D đang được xây dựng ở Việt Nam. “Với các trung tâm R&D, Việt Nam sẽ từng bước xây dựng được đội ngũ chuyên gia, công nhân lành nghề và đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ có thể làm chủ được công nghệ”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã nói như vậy.
Nguyên Đức
-
Quyết liệt vì mục tiêu tăng trưởng -
Giải phóng nguồn lực từ các dự án tồn đọng, chống lãng phí -
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới Việt Nam - Nhật Bản -
Công nghiệp giữ vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế Quảng Ngãi -
Đà Nẵng không để gián đoạn công việc sau sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp -
Hơn 1.500 tác phẩm tham dự cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài