-
Phấn đấu nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Bulgaria lên 500 triệu USD -
Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam -
Những nội dung quan trọng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII -
Thành viên Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai -
Tuyên bố chung Việt Nam - Bulgaria -
Việt Nam - Bulgaria nhất trí tăng cường hợp tác đầu tư về CNTT, công nghiệp phụ trợ
TIN LIÊN QUAN | |
Quảng Ngãi muốn thiết lập Đặc khu kinh tế Dung Quất | |
Thành lập đặc khu kinh tế là bước đi khôn ngoan | |
Không thành lập mới khu công nghiệp, khu kinh tế |
Thưa ông, tình hình thu hút đầu tư tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thời gian vừa qua có gì nổi bật?
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nên năm 2013, hoạt động của Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thu hút và triển khai các dự án đầu tư.
Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế |
Ngoài các dự án đã đi vào hoạt động từ các năm trước, đến nay, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô mới có thêm một dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch, với vốn đăng ký hơn 163 tỷ đồng. Vừa qua, chúng tôi đã cấp phép thêm một dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, với số vốn khoảng 250 triệu USD, cũng thuộc lĩnh vực du lịch.
Ngoài ra, một số dự án lớn như Khu du lịch Laguna Lăng Cô đã chính thức đi vào hoạt động, nhà đầu tư đang triển khai các thủ tục để tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 với vốn đầu tư gần 300 triệu USD. Hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn cũng mới hoàn thiện được 25.000 m2 nhà xưởng và đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này.
Còn công tác quy hoạch Khu kinh tế thì sao, thưa ông?
Công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ bản được tập trung đẩy nhanh tiến độ, để sớm đưa các công trình vào khai thác sử dụng, trong đó có 4 dự án chuyển tiếp và 2 dự án khởi công mới (4 dự án giao thông gồm đường trục chính Cảng Chân Mây, đường nối Quốc lộ 1A đến Khu trung tâm điều hành Khu kinh tế và tới Khu du lịch Bãi Chuối; 2 dự án hạ tầng khu tái định cư Lập An và Lộc Thủy).
Với tình hình khó khăn vừa qua, tỉnh đã làm gì để hỗ trợ các nhà đầu tư?
Thực hiện chủ trương về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, UBND tỉnh đã chỉ đạo tập trung hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc và tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp triển khai các dự án trọng điểm, quy mô lớn. Tỉnh cũng rà soát và làm việc với các chủ đầu tư có các dự án chậm triển khai để có giải pháp đẩy nhanh tiến độ, đồng thời xử lý, thu hồi 5 dự án chậm tiến độ, với tổng vốn đăng ký 4.561 tỷ đồng, tổng diện tích 768 ha đất; đang xem xét thu hồi tiếp 4 dự án với vốn đăng ký 2.682 tỷ đồng, diện tích 62 ha đất.
Năm 2014, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô phấn đấu đưa tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Trong đó, hoàn thành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách bố trí trong năm, hỗ trợ các nhà đầu tư đang triển khai thực hiện đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút thêm các nhà đầu tư vào đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan, cảng, khu đô thị, các khu mới và kêu gọi nhà đầu tư vào các dự án đã thu hồi. Xúc tiến kêu gọi vốn ODA và các nguồn vốn đầu tư khác cho các dự án hạ tầng trọng điểm tại Khu kinh tế...
Để đạt mục tiêu đó, UBND tỉnh cần thực hiện những giải pháp gì, thưa ông?
Năm 2014, kinh tế của cả nước tiếp tục gặp khó khăn, thách thức, hoạt động kêu gọi và xúc tiến đầu tư vào Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô theo đó cũng sẽ gặp khó khăn, việc xử lý những vướng mắc, tồn đọng trong công tác quản lý dự án lại càng khó khăn hơn. Vì vậy, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô cần phải năng động, linh hoạt và có cách tư duy mới, để có những giải pháp và hướng đi phù hợp, bắt nhịp với nhu cầu phát triển, khẳng định vị trí đầu tư phát triển của Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô là tạo động lực cho việc phát triển chung của toàn tỉnh.
Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, ngoài nỗ lực trong công tác đầu tư, cần phải chú trọng công tác quản lý xây dựng, giải tỏa đền bù, tái định cư, bảo vệ môi trường. Đặc biệt, cần rà soát lại các dự án đầu tư, phối hợp với các ngành, địa phương hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật các khu tái định cư và ổn định dân cư tại các nơi chưa có các dự án đầu tư trong Khu kinh tế.
Thi Anh
-
Tuyên bố chung Việt Nam - Bulgaria -
Việt Nam - Bulgaria nhất trí tăng cường hợp tác đầu tư về CNTT, công nghiệp phụ trợ -
Quý I/2025 báo cáo Trung ương phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị -
Trung ương cho ý kiến về nhân sự Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải -
Chủ tịch nước Lương Cường đón, hội đàm với Tổng thống Bulgaria -
Gỡ khó cho đất "dính quy hoạch" -
Việt Nam góp mặt top 30 nền kinh tế xuất khẩu nhiều nhất thế giới
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam