-
Khai thác cát trắng trái phép tại Dự án Nhà máy sản xuất Raico Việt Nam -
Quảng Nam yêu cầu làm rõ các vấn đề pháp lý Dự án Khu đô thị số 11 -
Giả mạo email của Ngân hàng Nhà nước gửi link cập nhật sinh trắc học để lừa đảo -
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc gây thất thoát 937 tỷ đồng -
Gian nan thu hồi tài sản tham nhũng -
Hải Phòng cảnh báo lũ cấp 2 trên các sông, nhiều tuyến phố nội thành bị ngập
Tồn kho đường đang ở mức rất cao so với những niên vụ gần đây, đạt hơn 715.000 tấn mà nguyên nhân chính là do đường nhập lậu. |
Trước tình hình vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu, đường nhập lậu diễn biến phức tạp, chiều hướng gia tăng, Bộ Công thương vừa ban hành Chỉ thị số 7127 về tăng cường công tác chống buôn lậu với 2 mặt hàng này.
Trong thời gian qua, tình hình vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu, mặt hàng đường nhập lậu diễn biến phức tạp, chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại địa bàn các tỉnh biên giới Tây Nam. Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp sản xuất trong nước và người tiêu dùng, Bộ Công thương đề nghị Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ngay một số giải pháp để ngăn chặn hàng lậu vào thị trường nội địa.
Các Sở Công thương phải chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý địa bàn, chủ động phối hợp với lực lượng chức năng trên địa bàn lập Chốt kiểm tra lưu động tại các tuyến đường thường xuyên có hoạt động vận chuyển thuốc lá điếu, mặt hàng đường nhập lậu.
Kiểm tra các phương tiện vận tải đường bộ và đường sông nhằm ngăn chặn việc vận chuyển thuốc lá điếu, mặt hàng đường nhập lậu vào thị trường nội địa tiêu thụ.
Thực hiện việc kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những đối tượng đầu nậu, những đường dây vận chuyển, điểm cất giữ, bán buôn nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong việc ngăn chặn tình trạng vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu, mặt hàng đường nhập lậu, kiên quyết không để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng trên địa bàn.
Riêng Sở Công thương các tỉnh Quảng Trị, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, các tỉnh biên giới phía bắc và các tỉnh lân cận chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng kiểm soát chặt chẽ các khu vực giáp biên giới, các tuyến đường từ biên giới vào nội địa, các địa bàn giáp ranh liên huyện, liên tỉnh.
Tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Hải Phòng và các địa bàn tiêu thụ thuốc lá điếu, mặt hàng đường, chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các điểm tàng trữ, buôn bán thuốc lá điếu, điểm bán buôn các cơ sở đóng gói, kinh doanh mặt hàng đường nhằm phát hiện, ngăn chặn mặt hàng thuốc lá, đường nhập lậu và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Bộ Công thương cũng chỉ đạo các Sở Công thương phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông, Đài phát thanh, Đài truyền hình trên địa bàn thông tin đầy đủ kịp thời về các trường hợp xử lý vi phạm trong vận chuyển, kinh doanh thuốc lá điếu, mặt hàng đường nhập lậu.
Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục quy định của pháp luật, chế tài xử phạt đối với hành vi liên quan giáo về nhập lậu thuốc lá điếu, mặt hàng đường đến các tổ chức, cá nhân, nâng cao nhận thức cho người dân cũng như cán bộ, công chức về nguy cơ, tác động ảnh hưởng đến sức khỏe từ việc sử dụng thuốc lá, đường nhập lậu; tích cực phát hiện và công khai lên án, tố giác kịp thời những hành vi vi phạm.
Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai, đôn đốc thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện trong báo cáo hàng tháng, quý, năm để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ.
Theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2017, lực lượng chức năng trên cả nước đã bắt giữ và tiêu hủy gần 3,2 triệu bao thuốc lá nhập lậu các loại, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước.
Dự báo, 6 tháng cuối năm, do siêu lợi nhuận và tranh thủ khi Luật Hình sự sửa đổi chưa có hiệu lực, dự báo lượng thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam sẽ tăng đột biến.
Trong khi đó, tồn kho đường đang ở mức rất cao so với những niên vụ gần đây, đạt hơn 715.000 tấn mà nguyên nhân chính là do đường nhập lậu.
Theo báo cáo tháng 6 của Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), tính đến ngày 23/6, tồn kho tại các nhà máy đường là hơn 675.000 tấn, tại các công ty thương mại là hơn 40.000 tấn. Như vậy, lượng đường tồn kho trên cả nước khoảng trên 715.000 tấn.
Đây là mức tồn kho rất cao, chiếm hơn 50% so với lượng đường sản xuất được. Trong khi đó, lượng đường tồn kho trong những năm gần đây chỉ ở mức khoảng 36% trong niên vụ 2014-2015 và khoảng 40% niên vụ 2015-2016.
-
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc gây thất thoát 937 tỷ đồng -
Làng Đại học Đà Nẵng ngổn ngang đến bao giờ? -
Gian nan thu hồi tài sản tham nhũng -
Công ty BBC Hà Nội, Đất Việt trúng nhiều gói thầu phụ giá trị lớn -
Hải Phòng cảnh báo lũ cấp 2 trên các sông, nhiều tuyến phố nội thành bị ngập -
Hưng Yên phát lệnh báo động III trên tuyến đê tả sông Hồng -
Quảng Nam mở lối cho 3 dự án kiện tụng kéo dài của Bách Đạt An
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi