
-
Giá dầu sụt giảm hai ngày liên tiếp sau tin OPEC+ sắp tăng sản lượng
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại
![]() |
Khoản tài trợ 2,5 tỷ EUR của châu Âu sẽ được dùng để thiết lập một dây chuyền thí điểm nhằm phát triển và thử nghiệm các thế hệ chip máy tính tiên tiến. Ảnh: Reuters |
Khoản tài trợ trên sẽ dùng để thiết lập một dây chuyền thí điểm nhằm phát triển và thử nghiệm các thế hệ chip máy tính tiên tiến trong tương lai, IMEC cho biết thêm.
Đạo luật chip được Liên minh châu Âu được công bố vào năm 2023 với nguồn tài trợ 43 tỷ EUR nhằm khuyến khích hoạt động sản xuất chip ở lục địa này. Đây được xem là đối trọng với các kế hoạch của Trung Quốc, Mỹ và các chính phủ khác, nhằm củng cố các ngành công nghiệp của riêng mình sau tình trạng thiếu hụt do đại dịch Covid-19.
Theo kế hoạch, IMEC có trụ sở tại thành phố Leuven, Bỉ, sẽ chủ trì thiết lập dây chuyền thí điểm các dòng chip dưới 2 nanomet nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn châu Âu, hỗ trợ các đơn vị nghiên cứu và công ty khởi nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất chip đắt đỏ.
Động thái của châu Âu diễn ra trong bối cảnh các hãng chip hàng đầu thế giới như TSMC (Đài Loan), Intel (Mỹ) và Samsung (Hàn Quốc) đang tăng tốc cho ra mắt dòng chip 2 nanomet trong năm nay và năm tới tại các nhà máy thương mại hoặc phòng nghiên cứu với chi phí lên tới 20 tỷ EUR.
Dây chuyền R&D bán dẫn của châu Âu sẽ giúp phát triển các thế hệ chip tiên tiến hơn nữa trong tương lai và sẽ được trang bị các thiết bị do các công ty vật liệu và thiết bị châu Âu và toàn cầu cung cấp.
"Khoản đầu tư này sẽ cho phép chúng tôi tăng gấp đôi khối lượng và tốc độ nghiên cứu, đẩy nhanh tốc độ đổi mới, củng cố hệ sinh thái chip châu Âu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở châu Âu", Giám đốc điều hành IMEC Luc Van den Hove đánh giá.
"Dây chuyên thí điểm bán dẫn mang tên NanoIC sẽ thúc đẩy sự đa dạng của các ngành công nghiệp ở châu Âu, bao gồm ô tô, viễn thông, y tế và các ngành khác", giám đốc điều hành IMEC nói thêm.
IMEC cho biết một số chương trình của EU và chính quyền vùng Flanders của Bỉ sẽ cung cấp khoản tài trợ 1,4 tỷ EUR, trong đó các công ty bán dẫn, bao gồm nhà sản xuất thiết bị hàng đầu ASML cung cấp 1,1 tỷ EUR.
Các phòng thí nghiệm nghiên cứu khác cũng tham gia, bao gồm CEA-Leti của Pháp, Fraunhofer của Đức, VTT của Phần Lan, CSSNT của Romania và Viện Tyndall của Ireland.
Viện trợ thực tế theo kế hoạch của EU chủ yếu đến từ các quốc gia thành viên và chậm hơn so với số tiền viện trợ được cấp ở các khu vực khác. Đến nay, chỉ có STMicroelectronics được Pháp phê chuẩn khoản tài trợ 2,9 tỷ EUR xây dựng một nhà máy ở Crolles.
Intel và TSMC vẫn đang xếp hàng đợi EU phê chuẩn hàng tỷ EUR tiền tài trợ để bắt đầu xây dựng các nhà máy ở hai thành phố Magdeburg và Dresden trong năm nay.

-
"Cơn sốt" trên thị trường IPO Hồng Kông đang trở lại -
Tổng thống Trump đe dọa áp thuế quan 35% đối với Nhật Bản -
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại -
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại -
Nhật Bản, Trung Quốc dẫn đầu, thị trường M&A toàn cầu nổi sóng nhờ các thương vụ lớn -
Quan chức Pháp: EU - Mỹ có thể đạt thỏa thuận thương mại trước thời hạn -
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower