Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Châu Âu tăng mạnh lượng dầu nhập khẩu từ Nga
T.T - 23/11/2022 08:47
 
Các thương nhân châu Âu đang gấp rút đổ đầy dầu diesel của Nga vào các bể chứa trong khu vực trước khi lệnh cấm của EU bắt đầu áp dụng vào tháng 2 tới, vì các nguồn thay thế vẫn còn hạn chế.
EU đang tìm kiếm nguồn cung từ Mỹ và Trung Đông để thay thế lượng nhập khẩu dầu thô của Nga. Ảnh: AP
EU đang tìm kiếm nguồn cung từ Mỹ và Trung Đông để thay thế lượng nhập khẩu dầu thô của Nga. Ảnh: AP

Liên minh châu Âu sẽ cấm nhập khẩu sản phẩm dầu mỏ của Nga, thứ mà họ phụ thuộc rất nhiều vào dầu diesel, trước ngày 5/2/2023. Điều đó được thực hiện sau lệnh cấm dầu thô của Nga có hiệu lực vào tháng 12 này.

Pamela Munger, nhà phân tích thị trường cấp cao tại công ty phân tích năng lượng Vortexa, cho biết lượng dầu diesel của Nga tới khu vực lưu trữ Amsterdam-Rotterdam-Antwerp (ARA) đã tăng lên 215.000 thùng/ngày từ ngày 1 đến ngày 12/11, tăng 126% so với tháng 10.

Với rất ít lựa chọn thay thế hiệu quả ngay lập tức, dầu diesel từ Nga đã chiếm 44% tổng lượng nhập khẩu nhiên liệu đường bộ của châu Âu cho đến tháng 11, so với 39% trong tháng 10, dữ liệu của công ty cơ sở hạ tầng và dữ liệu thị trường tài chính Mỹ-Anh Refinitiv cho thấy.

Mặc dù sự phụ thuộc của châu Âu vào nhiên liệu của Nga đã giảm từ hơn 50% trước khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2 năm nay, Nga vẫn là nhà cung cấp dầu diesel lớn nhất của lục địa này.

“EU sẽ phải đảm bảo nhập khoảng 500 - 600 thùng/ngày dầu diesel để thay thế khối lượng thiếu hụt của Nga. Các nguồn thay thế sẽ đến từ Mỹ cũng như từ Trung Đông và Ấn Độ”, Eugene Lindell, nhà phân tích thị trường sản phẩm và lọc dầu tại FGE, cho biết.

Từ ngày 30/11, các thương nhân phải chứng minh rằng không có sản phẩm dầu nào của Nga được đưa vào bất kỳ bể chứa nào trong khu vực ARA. Trước đó sau nhiều tuần đàm phán kéo dài hầu hết bị đình trệ bởi Hungary, các nhà lãnh đạo EU vào tháng 5 đã đạt được một thỏa hiệp chính trị để cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga bằng đường biển vào cuối năm nay, nhưng không đạt được lệnh cấm vận hoàn toàn.

G7 nhất trí về mức giá trần đối với dầu mỏ của Nga, dự kiến có hiệu lực từ 5/12/2022
Một số nguồn tin cho biết, Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Australia đã nhất trí thiết lập một mức giá cố định sau khi...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư