
-
Vietjet là nhà đầu tư tổ hợp bảo dưỡng tàu bay Long Thành vốn 1.543 tỷ đồng
-
Xây dụng tiêu chí xuất xứ hàng hóa, chặn gian lận thương mại
-
Nếu không có doanh nghiệp nhỏ, "đại bàng" sống với ai?
-
BAF xây chung cư nuôi heo; VIMC hoán đổi “tay chèo”; Tổng công ty Xi măng Việt Nam lãi trở lại
-
“Thiết kế” môi trường phù hợp phục vụ mục tiêu khởi nghiệp -
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu than đá vào Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2019 tăng rất mạnh 112,3% so với cùng kỳ, đạt 36,82 triệu tấn, trị giá 3,25 tỷ USD, tăng gần 60%. Ước tính mức chi nhập khẩu than 11 tháng là 3,45 tỷ USD.
Giá than nhập khẩu trong tháng 10/2019 giảm mạnh 37,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 77 USD/tấn, tính trung bình cả 10 tháng đầu năm giá than nhập khẩu giảm 25,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 88,4 USD/tấn.
Australia, Indonesia, Nga và Trung Quốc là 4 thị trường lớn nhất cung cấp than đá cho Việt Nam, trong đó than nhập khẩu từ Australia chiếm 35,9% trong tổng lượng và chiếm 41,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu than của cả nước, đạt 13,23 triệu tấn, tương đương 1,35 tỷ USD.
Nhập khẩu than từ thị trường Indonesia tăng 44,8% về lượng, tăng 12,6% về kim ngạch , đạt 12,56 triệu tấn, tương đương 718,75 triệu USD, giá nhập khẩu trung bình 57,2 USD/tấn.
Than nhập khẩu từ thị trường Nga tăng rất mạnh 212,4% về lượng, tăng 162,9% về kim ngạch, đạt 6,2 triệu tấn, tương đương 552,28 triệu USD, chiếm gần 17% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.
Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu than từ thị trường Trung Quốc 763.491 tấn, tương đương 217,1 triệu USD. Nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản 80.165 tấn, tương đương 23,3 triệu USD, tăng 298,3% về lượng và tăng 237% về kim ngạch.
Bộ Công Thương cho biết, nguồn nhiệt điện than tiếp tục chiếm tỷ trọng rất cao nên nhu cầu than cho sản xuất điện cung tăng nhanh từ năm 2020 – 2030. Cụ thể, năm 2020, tổng công suất khoảng 26.000 MW, sản xuất khoảng 131 tỷ kWh điện, chiếm khoảng 49,3% điện sản xuất, tiêu thụ khoảng 63 triệu tấn than.
Năm 2025, tổng công suất khoảng 47.600 MW, sản xuất khoảng 220 tỷ kWh điện, chiếm khoảng 55% điện sản xuất, tiêu thụ khoảng 95 triệu tấn than. Đến 2030, tổng công suất khoảng 55.300 MW, sản xuất khoảng 304 tỷ kWh điện, chiếm khoảng 53,2% điện sản xuất, tiêu thụ khoảng 129 triệu tấn than
Với khả năng sản xuất ra các chủng loại than phù hợp sản xuất cho điện khoảng 40 triệu tấn, dự kiến Việt Nam phải nhập khẩu than với khối lượng lớn (khoảng trên 20 triệu tấn vào năm 2020, trên 50 triệu tấn vào năm 2025, trên 80 triệu tấn vào năm 2030). Do đó, việc thu xếp nguồn than cho sản xuất điện là thách thức lớn đối với ngành than Việt Nam trong thời gian tới.
Nhìn vào mức chi nhập khẩu than những năm qua có thể thấy mức độ phụ thuộc nguồn cung than ngày càng gia tăng. Năm 2016, nhập khẩu than đạt 13,3 triệu tấn, trị giá 927 triệu USD. Sang đến 2017, Việt Nam đã nhập khẩu 14,5 triệu tấn, tăng 9,8% so với năm 2016. Trị giá 1,52 tỷ USD, tăng 58,4% so với 2016.
Năm 2018 là năm chứng kiến mức chi nhập khẩu tăng vượt bậc của ngành than, với 14,480 triệu tấn, trị giá 2,507 tỷ USD, tăng thêm gần 1 tỷ USD so với năm 2017.

-
Giữ ngọn lửa tinh thần kinh doanh sáng mãi -
BAF xây chung cư nuôi heo; VIMC hoán đổi “tay chèo”; Tổng công ty Xi măng Việt Nam lãi trở lại -
“Thiết kế” môi trường phù hợp phục vụ mục tiêu khởi nghiệp -
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT -
Còn nhiều dư địa cho thương mại với Mỹ -
Generali Việt Nam ghi dấu với cú đúp giải thưởng tại Insurance Asia Awards 2025 -
Coca-Cola khánh thành nhà máy công suất 1 tỷ lít/năm
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng