
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
Theo HSBC, chỉ số PMI được điều chỉnh theo mùa lại vượt mức trung bình 50 điểm vào tháng 3 là 50,8 điểm, đạt mức cao trong vòng 23 tháng qua, trong khi đó chỉ số này ở tháng 2 đạt ở mức thấp. HSBC cho rằng, mặc dù chỉ số PMI có tốc độ tăng khá thấp nhưng đó cũng là mức cao thứ nhì trong lịch sử thu thập dữ liệu kéo dài hai năm của tổ chức này.
Dữ liệu của tháng 3 cho thấy cả sản lượng sản xuất và số lượng đơn đặt hàng mới đã hồi phục ở mức khiêm tốn, sau khi có sự sụt giảm trong tháng trước. Các công ty được hưởng lợi từ tình trạng cải thiện của thị trường trong nước đã tăng cường hoạt động quảng cáo và tăng nhẹ số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong thời gian tới.
HSBC cho biết, đơn đặt hàng xuất khẩu mới của tháng 3 lần đầu tiên tăng trong 11 tháng qua. Các nhà sản xuất cho rằng doanh thu hàng xuất khẩu mới tăng trưởng gần đây là nhờ vào nhu cầu từ phía các khách hàng ở Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan được cải thiện.
"Việc tăng số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng đã tác động đến thị trường lao động, khi lượng nhân công của tháng 3 đã tăng lần thứ năm trong vòng sáu tháng qua. Tuy nhiên, năng lực sản xuất dự phòng vẫn hiện hữu trong kỳ khảo sát tháng 3 khi lượng công việc tồn đọng tiếp tục giảm. Lượng công việc chưa thực hiện giảm 12 tháng liên tiếp, mặc dù mức độ giảm của kỳ mới đây là nhẹ nhất," báo cáo dẫn lời chuyên gia của HSBC.
Lạm phát chi phí đầu vào đã tăng nhanh trong tháng 3 thể hiện trong các báo cáo về các loại giá tăng trên các thị trường hàng hóa quốc tế. Các nhà sản xuất Việt Nam báo cáo mức tăng chi phí mua hàng mạnh nhất kể từ tháng 9 năm ngoái, với tỷ lệ lạm phát tăng trở lại lên trên mức trung bình của lịch sử khảo sát.
Một phần mức tăng giá cả đầu vào đã được chuyển sang cho khách hàng dưới hình thức giá bán cao hơn. Giá cả đầu ra đã tăng tháng thứ hai liên tiếp và với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 4/2012. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá bán hàng vẫn thấp hơn tốc độ tăng chi phí đầu vào. Một số công ty cho rằng đó là do các điều kiện thị trường yếu kém và mức độ cạnh tranh mạnh mẽ.
Theo HSBC, các nhà sản xuất Việt Nam duy trì lượng hàng tồn kho giảm trong tháng 3 dẫn tới việc nguyên liệu thô và thành phẩm tồn kho đều tiếp tục giảm. Trong khi đó, hoạt động mua hàng đã tăng lên lần thứ hai trong ba tháng qua, phản ánh hoạt động sản xuất đã tăng lên.
Bà Trịnh Nguyễn, chuyên viên kinh tế - Ngân hàng HSBC bình luận: "Mức tăng sản lượng ngành sản xuất trong tháng 3 là phù hợp với quan điểm của chúng tôi về quá trình phục hồi từng bước ở Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình này dường như còn nhiều khó khăn. Điểm tích cực nhất trong thời gian tới là nhu cầu nước ngoài tăng trở lại sẽ giúp đối trọng với sự yếu kém của nhu cầu trong nước trong những tháng tới."/.
Minh Thúy (Vietnam+)
Theo vietnamplus
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower