
-
Nhiều cải cách lớn đang thực hiện để nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán
-
Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030
-
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật
-
Quảng Ninh thông qua 16 nghị quyết quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ từ ngày 1/9/2025 -
5 nhóm chính sách đặc thù, đột phá để Hà Nội phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
![]() |
Cho dù sự công khai, minh bạch trong thực thi chính sách đang được ghi nhận có chuyển biến tích cực, nhưng kết quả khảo sát hơn 16.000 người dân của Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2022 (PAPI 2022) và hơn 12.000 doanh nghiệp của Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2022 (PCI 2022) đều có chung thực tế là dư địa cải thiện còn lớn.
Rõ nhất trong lĩnh vực đất đai. Theo PAPI 2022, việc tiếp cận thông tin đất đai của người dân vẫn còn rất hạn chế ở tất cả các tỉnh/thành phố. Tỷ lệ người dân được biết đến kế hoạch sử dụng đất năm 2022 ở địa phương dao động từ 7% đến 34% ở 61 tỉnh/thành phố, trong đó chỉ có 8 tỉnh/thành phố đạt tỷ lệ cao hơn 20%.
Người dân vẫn cho rằng, giá bồi thường thu hồi đất thấp hơn so với giá giao dịch trên thị trường. Sự thiếu minh bạch, công khai là một phần nguyên nhân và cũng là nguyên nhân của những bất ổn tiềm ẩn liên quan đến đất đai.
Với các doanh nghiệp, khảo sát PCI 2022 tiếp tục nhấn mạnh, đất đai vẫn là điểm nghẽn lớn, làm khó, thậm chí đã khiến nhiều doanh nghiệp phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh trong năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu là tiếp cận khó khăn, mất nhiều thời gian để xác định giá trị quyền sử dụng đất, quy trình giải quyết hồ sơ đất đai không đúng so với quy định, không nhận được hướng dẫn đầy đủ từ cán bộ giải quyết thủ tục hành chính, hay giá đất không đúng với nội dung được niêm yết hoặc văn bản quy định...
Về nguyên tắc, công khai, minh bạch là thành tố quan trọng trong một nền quản trị quốc gia có hiệu lực, hiệu quả. Việc công khai, minh bạch trong thông tin đất đai đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quản trị địa phương. Nghiên cứu của cả PAPI và PCI đều ghi nhận, một địa phương tại Việt Nam - nếu cải thiện được tính minh bạch thì có thể thúc đẩy đáng kể việc gia tăng đầu tư tư nhân; sự tham gia của người dân vào kế hoạch sử dụng đất, bên cạnh việc đảm bảo quyền được biết của người dân về những chính sách có ảnh hưởng đến đời sống, sinh kế.
Ngay trong PCI, tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin là chỉ số thành phần rất quan trọng, vì đây là cơ sở đo lường sự rủi ro, bất định của hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, dữ liệu PCI qua nhiều năm vẫn ghi nhận doanh nghiệp chưa cảm thấy dễ dàng hơn trong tiếp cận thông tin từ chính quyền địa phương.
Năm 2022, điểm số tốt nhất trong tiếp cận thông tin thuộc về tài liệu quy hoạch và tài liệu pháp lý, với khoảng 3,3 điểm, nhưng vẫn còn xa mới đạt điểm tương đối dễ tiếp cận (4 điểm). Các bản đồ và quy hoạch sử dụng đất, các kế hoạch đầu tư công, kế hoạch xây dựng hạ tầng mới... là những văn bản nằm trong “vùng sương mù”, doanh nghiệp rất khó tiếp cận.
Có lẽ, đây là một trong những lý do của sự trở lại của lo ngại về tham nhũng trong 5 mối quan tâm hàng đầu của người dân - như đánh giá của PAPI 2022. Thậm chí, khảo sát PAPI 2022 còn phát hiện, tình trạng tham nhũng kéo dài trong lĩnh vực đất đai khiến người dân ngày càng phải cam chịu vì hành vi hối lộ công chức địa chính sẽ sinh lợi cho gia đình.
Cũng phải nói thêm, dù không trực tiếp đề cập, nhưng cả PAPI 2022 và PCI 2022 đều nhìn nhận, nỗ lực cải cách của các địa phương trong năm 2022 đã chững lại so với những năm trước đó. Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể là do “một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý còn có tâm lý e dè, ngại ngần, sợ sai trong thực thi công vụ của mình dẫn đến không dám làm việc”.
Thực trạng này không mới, đã được phát hiện và phân tích nhiều, nhưng đáng nói là đã kéo dài và đang là nguyên nhân của sự trì trệ trong thực thi cơ chế, chính sách, cũng như nỗ lực giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.
Lúc này, sự công khai, minh bạch từ phía chính quyền có thể là chìa khóa hóa giải những bất cập, bởi người dân, doanh nghiệp có thêm điểm tựa để thúc đẩy các cam kết cải cách từ chính quyền, dẫu rằng cả đòi hỏi và đề xuất trên đều không mới.

-
Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030
-
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật
-
Quảng Ninh thông qua 16 nghị quyết quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ từ ngày 1/9/2025
-
5 nhóm chính sách đặc thù, đột phá để Hà Nội phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo -
Lạm phát được kiểm soát, nhưng không chủ quan -
Quảng Ninh lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân -
Nghiên cứu tổ chức phát động phong trào thi đua mới nhằm góp phần tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi -
Rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu xuống còn 7 ngày -
Giúp đỡ, dạy nghề và tạo việc làm cho người được đặc xá trở về hòa nhập cộng đồng -
Đề nghị Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu tiếp nhận hồ sơ doanh nghiệp trong 8 giờ
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025
-
SeABank được hai tổ chức quốc tế vinh danh, khẳng định hiệu quả quản trị, kinh doanh và đổi mới công nghệ
-
IPC E&C - Tiên phong phát triển năng lượng tái tạo hướng tới mục tiêu Net Zero 2050