Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Chiến lược tăng trưởng cho các doanh nghiệp quy mô vừa
Vân Linh - 15/06/2019 16:39
 
Phát biểu tại hội thảo “Chiến lược tăng trưởng cho các doanh nghiệp quy mô vừa” tại TP.HCM, với sự tham dự của hơn 100 lãnh đạo cấp cao đến từ các doanh nghiệp hoạt động tại châu Á và Việt Nam, ông Theng Bee Han, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Malaysia tại Việt Nam cho biết, các nước ASEAN hiện nay đóng vai trò quan trọng trong thương mại toàn cầu. Nhiều cơ sở sản xuất phục vụ cho nguồn cung của thế giới đã dịch chuyển tới ASEAN và khu vực này đang trở thành một thị trường có ảnh hưởng lớn.

Cũng theo ông Theng Bee Han, sự gia tăng các hoạt động giao thương tại đây là khá rõ ràng. Do đó, với các doanh nghiệp đang đầu tư và hoạt động tại thị trường này, thông tin về thương mại và kinh doanh là rất quan trọng.

Ông Chidu Narayanan, Chuyên gia kinh tế phụ trách châu Á, Ngân hàng Standard Chartered nhận định, bất ổn kéo dài xung quanh vấn đề đàm phán thương mại đã tác động lên tâm lý toàn cầu và quá trình tăng trưởng, và ASEAN có thể gặt hái được những lợi ích từ sự chuyển hướng nhu cầu. Theo ông Chidu, triển vọng tăng trưởng của khu vực tiếp tục duy trì ổn định, với sự hỗ trợ của nhu cầu nội địa mạnh mẽ. 

.
.

Giám đốc toàn cầu khối Ngân hàng thương mại dành cho doanh nghiệp, Ngân hàng Standard Chartered ông Jiten Arora, cho rằng, những chiến lược cần thiết giúp các doanh nghiệp quy mô vừa tại ASEAN thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh thị trường đang chứng kiến nhiều sự thay đổi gồm: vận hành thông minh, đưa giá trị ra thị trường (go-to-market) trên nền tảng số và mở rộng hoạt động ra nước ngoài.

Theo ông Jiten Arora, nền kinh tế ASEAN được dự đoán sẽ đạt 4 nghìn tỷ USD vào năm 2023 và trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030, tuy nhiên các thách thức nội tại và bên ngoài sẽ tác động đến khả năng cạnh tranh và tăng trưởng trong dài hạn.

Các doanh nghiệp quy mô vừa sẽ đóng một vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng của ASEAN trong những năm tới, thông qua việc đổi mới chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy mạnh các mô hình kinh doanh có quy mô khu vực.

Áp dụng các giải pháp số trong chuỗi giá trị và mở rộng hoạt động ra khu vực là hai trọng tâm tăng trưởng chính mà các doanh nghiệp quy mô vừa cần tập trung để đảm bảo tăng trưởng bền vững.

"Standard Chartered ở một vị thế thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp quy mô vừa đáp ứng nhu cầu vốn và quản lý rủi ro. Chúng tôi có thể hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn truyền thống cũng như các nguồn vốn mới như thị trường vốn và trái phiếu xanh, đồng thời cung cấp các giải pháp quản lý dòng tiền hiệu quả và đưa ra các chiến lược quản lý rủi ro phù hợp”, ông Jiten Arora nói.

Ông Nirukt Sapru, Tổng Giám đốc Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á, Ngân hàng Standard Chartered, chia sẻ: “ASEAN tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, tuy nhiên, quy mô tăng trưởng phụ thuộc vào việc áp dụng các chiến lược tăng trưởng mới của khối tư nhân, việc duy trì cải cách chính sách của các chính phủ và sự tập trung chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Lĩnh vực tư nhân sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng của ASEAN. Lịch sử lâu đời tại ASEAN đã mang đến cho chúng tôi sự hiểu biết sâu sắc về từng thị trường, đồng thời, chúng tôi cũng đã phát triển mạnh mẽ mạng lưới hoạt động và trở thành ngân hàng quốc tế duy nhất hiện diện tại tất cả 10 quốc gia trong khu vực.

"Dựa trên kinh nghiệm, mạng lưới quốc tế rộng khắp và những hiểu biết sâu sắc của mình, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và thực hiện mục tiêu tăng trưởng tại ASEAN", ông Nirukt Sapru nói thêm.

Standard Chartered có thể phải chi trên 1 tỷ USD để nộp phạt
Standard Chartered dự kiến sẽ trả hơn 1 tỷ USD để dàn xếp cuộc điều tra gần 5 năm về vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ liên quan tới các dịch...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư