
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
![]() |
Tàu chở dầu thô Fuga Bluemarine neo đậu gần cầu cảng Kozmino ở Vịnh Nakhodka, gần thành phố Nakhodka, Nga. Ảnh: Reuters |
Điện Kremlin nêu trong tuyên bố ngày 6/10 rằng họ đã "dỡ bỏ các hạn chế đối với việc xuất khẩu nhiên liệu diesel được vận chuyển đến các cảng biển bằng đường ống, với điều kiện là nhà sản xuất đảm bảo ít nhất 50% lượng nhiên liệu diesel được sản xuất cho thị trường nội địa".
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Nga áp lệnh cấm vô thời hạn đối với việc xuất khẩu dầu diesel và xăng sang hầu hết các quốc gia vào tháng 9, một động thái gây chấn động thị trường toàn cầu.
Nga hiện vẫn giữ nguyên các hạn chế đối với xuất khẩu xăng dầu.
Nga là một trong những nhà cung cấp dầu diesel lớn nhất thế giới và là nước xuất khẩu dầu thô lớn. Diesel là sản phẩm dầu mỏ xuất khẩu lớn nhất của Nga, đạt khoảng 35 triệu tấn trong năm 2022, trong đó gần 3/4 được vận chuyển qua đường ống. Nga cũng xuất khẩu 4,8 triệu tấn xăng vào năm 2022.
Các lệnh hạn chế xuất khẩu nhiên liệu từ Nga, quốc gia xuất khẩu nhiên liệu bằng đường biển hàng đầu thế giới, đã thúc đẩy giá dầu toàn cầu và buộc một số bên mua phải tranh giành tìm các nguồn xăng và dầu diesel thay thế.
Sau khi Liên minh châu Âu (EU) cấm nhập khẩu nhiên liệu của Nga nhằm trừng phạt Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Nga đã chuyển hướng xuất khẩu dầu diesel và các nhiên liệu khác sang Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, một số nước Bắc và Tây Phi cũng như các quốc gia Vùng Vịnh ở Trung Đông. Các quốc gia Vùng Vịnh, nơi đặt các nhà máy lọc dầu lớn, hiện đã tái xuất khẩu nhiên liệu.
Nga đã phải đối mặt tình trạng thiếu hụt nguồn cung và giá nhiên liệu cao trong những tháng gần đây, điều này đặc biệt gây tổn hại cho nông dân trong mùa thu hoạch.
Kể từ khi Nga áp dụng lệnh cấm xuất khẩu từ ngày 21/9, giá dầu diesel bán buôn trên sàn giao dịch nội địa đã giảm 21%, trong khi giá xăng giảm 10%.
Tuy nhiên, điều đó không giúp kéo giảm các mức giá bán lẻ tương ứng, mặc dù Phó thủ tướng Nga Alexander Novak, người được Tổng thống Vladimir Putin giao phụ trách kinh doanh dầu mỏ, đã khẳng định rằng lệnh cấm đã bắt đầu mang lại kết quả tích cực.
Cơ quan chống độc quyền liên bang Nga (FAS) ngày 5/10 cho biết họ đã gửi thông báo tới các công ty dầu mỏ để yêu cầu họ giảm giá các sản phẩm dầu mỏ.
Chính phủ Nga ngày 6/10 cũng đã tăng thuế xuất khẩu nhiên liệu đối với các đại lý không sản xuất nhiên liệu lên 50.000 rúp (495,63 USD) mỗi tấn, từ mức 20.000 rúp và tái áp dụng các khoản trợ cấp hoặc thanh toán giảm bớt cho các nhà máy lọc dầu bắt đầu từ ngày 1/10.
"Chính phủ đang ngăn chặn nỗ lực của các đại lý mua trước nhiên liệu cho lần xuất khẩu sắp tới sau khi các biện pháp hạn chế hiện tại được dỡ bỏ. Điều này cũng ngăn cản họ xuất khẩu... nhiên liệu dưới vỏ bọc của các sản phẩm khác", Chính phủ Nga cho biết.

-
Tổng thống Trump lên lịch đàm phán thuế quan, nhưng kiên quyết áp thuế 104% lên Trung Quốc -
Mỹ bắt đầu áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ ngày 9/4 -
Quan chức Fed: Các mức thuế mới có thể khiến áp lực lạm phát quay trở lại -
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm -
Tổng thống Trump đe dọa tăng thuế quan đối với Trung Quốc -
Ông Donald Trump muốn EU tăng cường nhập khẩu năng lượng từ Mỹ -
Cuba đầu tư hơn 90 dự án điện mặt trời, nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
-
Cơ hội sở hữu bất động sản vàng trong tầm tay tại Kita Airport City
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Du lịch - Khách sạn - Resort
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng