
-
Đà Nẵng không để gián đoạn công việc sau sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp
-
Hơn 1.500 tác phẩm tham dự cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
-
Đà Nẵng sau khi sắp xếp có 16 đơn vị hành chính cấp xã
-
Thay thế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ cấp huyện sang cấp xã -
Đã giải quyết chế độ cho 2.181 trường hợp nghỉ theo Nghị định số 178
![]() |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình. |
Chính phủ sẽ báo cáo Trung ương ban hành Nghị quyết tương tự như Nghị quyết 57 (Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia - PV) về phát triển kinh tế tư nhân.
Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu khi phát biểu giải trình cuối phiên thảo luận chiều 15/2 của Quốc hội về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên.
Trước đó, đã có 14 vị đại biểu tham gia thảo luận với một số đề xuất liên quan đến thúc đẩy đầu tư, phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đại biểu để tham mưu cho Chính phủ trong thực hiện Đề án.
Theo Bộ trưởng, trong bối cảnh khó khăn, Chính phủ đã chủ động trình Trung ương, Quốc hội cho điều chỉnh các chỉ tiêu năm nay.
Chính phủ đặt ra nguyên tắc tăng trưởng nhanh, nhưng phải bền vững, đảm bảo môi trường, không được đẩy lạm phát lên, các cân đối lớn đảm bảo, ông Dũng nhấn mạnh.
Về thuận lợi để đạt tăng trưởng GDP trên 8% trong năm nay, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhắc tới sự đồng thuận của hệ thống chính trị, niềm tin của doanh nghiệp, người dân được củng cố. Cùng với đó là các quy định mới đột phá, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền được ban hành đi vào cuộc sống; nhiều điểm nghẽn lâu nay được cơ bản tháo gỡ; nhiều dự án hạ tầng chiến lược đẩy nhanh tiến độ. Các cơ hội mới từ hiệp định thương mại tự do. Hiện đàm phán với nhiều thị trường, FTA mới. Dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đang là cơ hội cho Việt Nam.
Khó khăn, theo Bộ trưởng là tình hình thế giới diễn biến phức tạp, đặc biệt là tác động từ chính sách của Mỹ. Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành có giải pháp chủ động ứng phó chính sách của Mỹ tới kinh tế Việt Nam, Bộ trưởng cho hay.
Khó khăn tiếp theo được ông đề cập là các dự án tồn đọng, ách tắc đang chậm tháo gỡ; chất lượng nhân lực, năng suất lao động khó chuyển biến.
Vậy động lực tăng trưởng nào để đạt được tăng trưởng GDP 8% trở lên?, hồi âm vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói ngoài thế và lực từ lịch sử, thể chế được sửa đổi, hoàn thiện; quyết liệt tổ chức bộ máy theo tinh thần hiệu lực, hiệu quả và kinh tế chính trị xã hội ổn định là những điều kiện tiên quyết để phát triển nhanh.
Ngoài ra, còn sự đồng thuận thống nhất trong hệ thống chính trị, các không gian mới khi triển khai quy hoạch, đẩy nhanh các dự án hạ tầng đang tạo ra không gian mới cho các địa phương. Tiêu dùng trong nước, du lịch, chính sách tài khóa qua miễn giảm thuế, phí… các FTA đã và đang thực hiện đem lại động lực mới cho tăng trưởng.
Vể giải pháp, Bộ trưởng cho biết Chính phủ xác định 6 nhóm giải pháp chính, gồm ngắn hạn và dài hạn.
Các giải pháp ngắn hạn cần triển khai ngay tức thời là hoàn thiện thể chế pháp luật, đáp ứng tình hình mới. Cùng với đó, hoàn thành sớm, nhanh việc tổ chức sắp xếp bộ máy mà không làm ảnh hưởng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phát triển cá động lực tăng tươrng mới (kinh tế xanh, số, tuần hoàn…).
Theo dõi sát tình hình của các nước, nhất là Mỹ và tận dụng sự dịch chuyển trong dòng đầu tư thương mại; cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo động lực cho kinh tế tư nhân.
Ông Dũng thông tin Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành, là ngay sau khi Quốc thông qua đề án này, Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị với các địa phương để rà soát, thúc đẩy các giải pháp đảm bảo mỗi địa phương đạt chỉ tiêu tăng trưởng trên 8%.
Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ báo cáo Trung ương để ban hành một nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân, gồm hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn có khả năng dẫn dắt.
Về dài hạn, theo Bộ trưởng, tiếp tục hoàn thiện thể chế phân cấp phân quyền triệt để hơn; thực hiện tốt Nghị quyết 57, phát huy nhân lực chất lượng cao, phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Trước Quốc hội, người đứng đầu ngành kế hoạch - đầu tư mong đại biểu giám sát ngay ở địa phương việc thực hiện Nghị quyết 25, giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp FDI, tư nhân… để cùng thực hiện thì mới hoàn thành được mục tiêu phát triển.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng bày tỏ tin tưởng với những gì đã và đang làm, sẽ đạt được mục tiêu GDP năm nay trên 8%.

-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp
-
Hơn 1.500 tác phẩm tham dự cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
-
Đà Nẵng sau khi sắp xếp có 16 đơn vị hành chính cấp xã
-
Thay thế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ cấp huyện sang cấp xã
-
Đã giải quyết chế độ cho 2.181 trường hợp nghỉ theo Nghị định số 178 -
Đà Nẵng cho ý kiến về đề án hợp nhất với tỉnh Quảng Nam -
Đề xuất miễn tiền thuê đất cho dự án chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo -
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone -
Sẽ trình Quốc hội thí điểm chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội -
Ông Trần Văn Khải làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường -
Cần thêm 8,2 nghìn tỷ đồng mỗi năm để miễn, hỗ trợ học phí từ năm học tới
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô