
-
Coca-Cola và người dân TP.HCM, Đà Nẵng chung tay hành động vì một Việt Nam không rác thải
-
Việt Nam và Liên hợp quốc ký kết Khung chiến lược hợp tác phát triển bền vững giai đoạn 2022-2026
-
REE vay tín dụng xanh 900 tỷ đồng cho dự án toà nhà văn phòng
-
Đà Nẵng muốn biến rác thành năng lượng và sản phẩm xuất khẩu
-
Việt Nam hành động quyết liệt, trách nhiệm để thực hiện cam kết tại COP26 -
Nhật Bản hỗ trợ tỉnh Phú Yên xử lý ô nhiễm vịnh Xuân Đài
![]() |
Các Bộ, ngành, địa phương chủ động triển khai công tác phòng, chống thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra |
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 38/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Thông báo nêu rõ: Năm 2021, cả hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở phải tập trung phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời duy trì sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Công tác phòng, chống thiên tai, sự cố, tìm kiếm cứu nạn được đặt trong bối cảnh vừa phải bảo đảm an toàn phòng chống dịch, vừa phòng chống thiên tai.
Với sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan thông tin, truyền thông, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thiệt hại do thiên tai ở mức thấp nhất trong 20 năm qua.
Tổ chức, bộ máy của Ban chỉ đạo quốc gia và Ủy ban quốc gia đã được kiện toàn; Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia được sửa đổi, hoàn thiện; công tác dự báo thiên tai sớm, kịp thời, mức độ chính xác cao hơn; Lãnh đạo và thành viên Ban chỉ đạo quốc gia, Ủy ban quốc gia, đặc biệt là các Văn phòng thường trực của Ban chỉ đạo và Ủy ban quốc gia đã làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình, chủ động tham mưu, điều phối, phối hợp với các ngành, địa phương triển khai nhiệm vụ kịp thời, hiệu quả, góp phần giảm thiệt hại do thiên tai, sự cố.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cũng còn một số tồn tại, hạn chế được nêu tại báo cáo tổng hợp cần được tập trung khắc phục, đặc biệt cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy chế hoạt động để bảo đảm công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia, Ủy ban quốc gia và chính quyền địa phương được kịp thời, hiệu quả; rà soát quy trình vận hành liên hồ chứa, phân cấp chỉ đạo vận hành xả lũ của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, không để xả lũ hồ chứa gây lũ chồng lũ, đe dọa đến an toàn tính mạng của người dân.
Trước tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực, tập trung của cả hệ thống chính trị đối với công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn để giảm thiểu thiệt hại tính mạng và tài sản của nhân dân. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cần tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục khó khăn, hạn chế, tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm.
Cụ thể, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát, hoàn thiện, triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế hoạt động nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia và Ủy ban quốc gia đối với công tác phòng, chống thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn; các thành viên của Ban chỉ đạo quốc gia, Ủy ban quốc gia cần triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm được phân công.
Đồng thời, rà soát, khắc phục những tồn tại, bất cập trong việc vận hành xả lũ của hồ chứa thủy lợi, thủy điện, nhất là phối hợp giữa các ngành, địa phương, chủ hồ trong vận hành hồ chứa; tập trung nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo, tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ thiên tai, sự cố, thông tin đầy đủ, kịp thời đến các ngành, các cấp và người dân để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, cập nhật và nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tăng cường kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn trước mùa mưa bão, bảo đảm phối hợp trong kiểm tra, tránh trùng lặp, chồng chéo; ưu tiên bố trí nguồn lực để phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố, xử lý các trọng điểm đê điều, hồ đập xung yếu.
Tăng cường truyền thông, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức, kỹ năng ứng phó với các tình huống thiên tai, sự cố. Đẩy mạnh công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế về ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Xây dựng kịch bản, phương án ứng phó với tình huống thiên tai
Phó Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, kịp thời tham mưu cho lãnh đạo Ban chỉ đạo xử lý mọi tình huống thiên tai, không để bị động bất ngờ; chủ động xây dựng kịch bản, phương án ứng phó với các tình huống thiên tai, nhất là thiên tai lớn, diện rộng trong bối cảnh vừa phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, vừa phòng, chống thiên tai.
Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã theo Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 9/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực thi nhiệm vụ tại các địa phương thông qua Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống thiên tai.
Tiếp nhận thông tin, xử lý kịp thời mọi tình huống
Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tổ chức ứng trực tiếp nhận thông tin thiên tai, sự cố, huy động lực lượng, phương tiện, xử lý kịp thời mọi tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Tham mưu chỉ đạo nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo lực lượng cứu hộ, cứu nạn đảm bảo nội dung, chương trình, sát với thực tế; kiểm tra thực hiện các kế hoạch ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, công tác huấn luyện, diễn tập; công tác phòng chống cháy nổ, cháy rừng, thực hiện quy chế ứng phó sự cố tràn dầu, sự cố chất thải và tìm kiếm cứu nạn của một số tỉnh, thành phố.
Nâng cao chất lượng dự báo
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin về thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó; tổng hợp, đề xuất sửa đổi quy trình vận hành liên hồ chứa khu vực miền Trung.
Bộ Công Thương chỉ đạo chủ hồ đập thủy điện bổ sung hệ thống cảnh báo, giám sát vận hành hồ chứa, trạm quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, theo quy định của pháp luật, xây dựng công cụ tính toán phục vụ việc vận hành hồ chứa thủy điện an toàn, hiệu quả.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, chỉ đạo xây dựng phương án đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập, nhất là khu vực xung yếu; chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp chủ động phòng, chống thiên tai.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo rà soát phương án sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ các địa phương ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn đối với các tình huống thiên tai, sự cố thường xuyên xảy ra.

-
Coca-Cola và người dân TP.HCM, Đà Nẵng chung tay hành động vì một Việt Nam không rác thải
-
Vedan Việt Nam hưởng ứng "Ngày cuối tuần phòng, chống sốt xuất huyết"
-
Việt Nam và Liên hợp quốc ký kết Khung chiến lược hợp tác phát triển bền vững giai đoạn 2022-2026
-
Tập đoàn Hàn Quốc thực hiện dự án giao thông xanh ở Thừa Thiên Huế
-
REE vay tín dụng xanh 900 tỷ đồng cho dự án toà nhà văn phòng -
Nutifood hỗ trợ 14 tỷ đồng xây dựng trường tiểu học mới ở Bến Tre -
WMO: Tháng 7/2022 là một trong những tháng nóng kỷ lục -
Suntory PepsiCo hợp tác chiến lược với Nhựa tái chế Duy Tân thúc đẩy kinh tế tuần hoàn -
Triển khai giải pháp trọng tâm để tăng sức chống chịu biến đổi khí hậu -
Giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí mê-tan vào năm 2030 -
Đà Nẵng muốn biến rác thành năng lượng và sản phẩm xuất khẩu
-
1 Thiếu dòng tiền tự thân, khó tiếp cận tín dụng, doanh nghiêp nhỏ lo khó phục hồi
-
2 Đánh đổi lãi suất, tín dụng để “ghìm cương” tỷ giá?
-
3 Sửa Luật Dầu khí: Kỳ vọng giúp thu thêm 1,2 tỷ USD vào ngân sách
-
4 Bệnh trầm kha “trên nóng, dưới lạnh” khiến người lao động chịu thiệt
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/8
-
TD Group khởi công dự án Boutique Opera House tại Hải Phòng
-
Sắp diễn ra “Hội thảo tác động của COP26 đến chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh”
-
Mục tiêu chuyển dịch năng lượng hướng tới tăng trưởng xanh
-
Vinamilk 10 năm liền góp mặt trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết tốt nhất của Forbes Vietnam
-
Thương mại điện tử xuyên biên giới tăng vọt, J&T Express nhanh tay “chớp” cơ hội
-
Manulife Việt Nam được vinh danh là “Công ty Bảo hiểm của Năm”