
-
Cần có quy định cụ thể về cấp sổ đỏ lần đầu tại cấp xã
-
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga
-
Việt Nam mong sớm kết thúc đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN
-
"Không thể để thế hệ con em béo phì rồi mới đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường"
-
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 10,7% sau 4 tháng năm 2025 -
Hà Nội yêu cầu điều chỉnh quy trình nghiệp vụ, cho phép sử dụng giấy tờ điện tử tích hợp trên VNeID
![]() |
Phiên thảo luận tổ về Hiến pháp. Ảnh: P.T |
“Tính chi li từng ngày” cho việc sửa Hiến pháp
Tại Kỳ họp thứ chín đang diễn ra, sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về 3 nội dung trên vào sáng 7/5, chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận tại tổ cùng lúc các nội dung này.
Hiến pháp chỉ hiến định khái quát về tổ chức đơn vị hành chính, Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi quy định liên quan việc phân định đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Đồng thời, Luật Cán bộ, công chức cũng được sửa đổi để hoàn thiện quy định về liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã… Những vấn đề được bàn thảo đều có liên quan rất mật thiết với nhau.
Với nội dung sửa Hiến pháp 2013, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị Quốc hội cần chính thức tuyên bố việc kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện. Về tổ chức đơn vị hành chính và một số nội dung khác về chính quyền địa phương (tại Chương IX, Hiến pháp 2013), Ủy ban đề nghị chỉ quy định có tính khái quát về việc phân định các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 110, gồm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. Việc xác định các loại đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do Quốc hội quy định.
Ủy ban cũng đề nghị xác định thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 từ ngày 1/7/2025.
Phát biểu thảo luận tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, sáp nhập xã, kết thúc cấp huyện thì phải sửa Hiến pháp.
“Cấp xã còn 10.035, nếu theo chủ trương giảm 60 - 70%, còn theo báo cáo mới nhất của Bộ Nội vụ là còn 3.320 xã. Vấn đề này, Chính phủ sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong tháng 5 này họp một số phiên để xem xét thông qua thì mới có con số chính thức. Báo chí có lúc nói giảm còn 2.000, có lúc giảm còn 3.000. Con số này mới dự kiến, lúc nào Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp, có nghị quyết tôi ký, thì mới chính thức cả nước còn bao nhiêu xã”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Ông Mẫn cũng nhấn mạnh, nhân dân, cử tri mong đợi những quyết sách của kỳ họp này. “Ai cũng mong muốn bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Nhiều khóa rồi, Trung ương vẫn nói bộ máy cồng kềnh, biên chế phình ra. Trung ương khóa nào cũng có nghị quyết tinh gọn bộ máy. Vừa qua, giảm sơ sơ thôi, chứ chưa làm quyết liệt. Lần này, thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW là chủ trương hợp lòng dân”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Nhấn lại việc thực hiện tinh gọn bộ máy thì phải sửa đổi Hiến pháp, ông Mẫn cho hay, lần này, sửa gọn trong khoảng 8/120 điều của Hiến pháp 2013, liên quan tới sắp xếp tổ chức bộ máy, không mở rộng.
“Nếu mở rộng sẽ đợi Đại hội Đảng lần thứ XIV xem có sửa Cương lĩnh thì mới sửa Hiến pháp cho phù hợp tình hình hiện nay”, Chủ tịch Quốc hội thông tin.
Ông cho biết thêm: “Bên Đảng cũng đang chờ đợi làm sao thật sớm, thật nhanh, nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bản thân tôi cũng tính chi li từng ngày, làm sao Hiến pháp sửa đổi được Quốc hội thông qua để kết thúc hoạt động cấp huyện, sắp xếp cấp xã”.
Hiện nay, các tỉnh cũng tiến hành sắp xếp, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, sắp xếp thì dễ, nhưng chọn cán bộ mới là khó. “Bố trí ai làm bí thư, phó bí thư, chủ tịch UBND, HĐND cấp xã? Cán bộ xã hiện tại thì có đồng chí làm được, nhưng cũng có người không làm được”, Chủ tịch Quốc hội phát biểu.
Ngoài ra, một vấn đề quan trọng, theo Chủ tịch Quốc hội, là khi kết thúc hoạt động cấp huyện, giao cái gì chuyển cho xã, cái gì chuyển về tỉnh quản lý.
Nên tổ chức đơn vị hành chính dưới tỉnh theo đặc điểm dân cư
Đại biểu Hà Sỹ Đồng, nguyên quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị bày tỏ thống nhất cao với hiến định các đơn vị hành chính gồm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
“Ở tầm Hiến pháp, quy định như vậy là phù hợp để thuận tiện, linh hoạt trong quá trình tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, từ khi toàn văn Dự thảo được công bố sáng 6/5 để xin ý kiến nhân dân, cũng có một số cử tri hỏi tôi là như thế có phải “đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” không chỉ bao gồm xã, phường như đang tiến hành thực hiện. Tôi nghĩ, chỗ này cũng nên chia sẻ với tâm tư của nhân dân. Một số ý kiến chuyên gia cũng cho rằng, cấp dưới tỉnh thì nên đa dạng”, đại biểu Hà Sỹ Đồng nêu quan điểm.
Theo đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương), qua tiếp xúc cử tri và qua kênh của Mặt trận Tổ quốc, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp được đông đảo cử tri, nhân dân quan tâm và ủng hộ. “Tờ trình chỉ tập trung sửa 8 điều. Báo chí đưa tin Tổng Bí thư Tô Lâm thông tin là sửa căn cơ, toàn diện, thì sau Đại hội Đảng XIV. Khi nghe thế, cử tri cơ bản yên tâm”, ông Huân phát biểu tại tổ.
Lấy ví dụ TP. Hà Nội, vị đại biểu Quảng Trị cho rằng, có thể “chốt” toàn bộ khu vực đô thị thành một đơn vị hành chính, không cần chia thành nhiều phường, vì có nhiều phường đặc điểm địa lý, dân cư, văn hóa gần như không có gì khác nhau.
Nhưng khu vực đô thị lõi rất khác với khu vực Sóc Sơn, Sơn Tây, tức là ngoại ô, nên đơn vị hành chính dưới tỉnh nên được xác định theo đặc điểm dân cư. Nếu một khu vực dân cư có đặc điểm khác với khu vực dân cư bên cạnh, thì nên là đơn vị hành chính khác nhau, còn nếu khu vực dân cư không khác với khu vực bên cạnh thì nên chung một đơn vị hành chính.
Đặc điểm dân cư được xác định dựa trên các vấn đề dân sinh chung của cộng đồng đó, ví dụ, dân toàn bộ nội đô Hà Nội thì có chung vấn đề là ô nhiễm không khí, tắc đường, giao thông công cộng (bus, tàu điện), còn dân cư ở thị trấn Sóc Sơn thì lại quan tâm đến việc có đủ bệnh viện, trường học, xử lý rảc thải cho nội đô (vì có bãi rác gần đó)... Nên tính cụ thể để đưa ra quyết định cho từng trường hợp một và không nên dựa trên yếu tố quy mô.
“Có thể, nếu làm như vậy, cũng có một số ý kiến so bì rằng, cùng là cấp dưới tỉnh mà nơi 5 triệu dân, nơi lại chỉ có 3.000 người. Tôi cho rằng, như thế thật cũng vẫn không sao cả, đến lúc bố trí nguồn lực (tiền, nhân sự), thì chỗ nào 5 triệu dân sẽ dùng nguồn lực lớn, chỗ nào 3.000 người thì ít đi. Quan trọng là khi một cộng đồng dân cư có chung vấn đề, thì chính quyền ở đó dễ nắm bắt nhu cầu và phục vụ dân tốt hơn. Mà phục vụ nhân dân tốt hơn chính là mục tiêu cần ưu tiên số 1 trong tất cả các công việc tất bật, hối hả của chúng ta hiện nay”, đại biểu Hà Sỹ Đồng phát biểu.
Một đề xuất khác cũng được đại biểu quan tâm thảo luận là Dự thảo đề xuất không quy định Chánh án Tòa án Nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân thuộc phạm vi đối tượng trả lời chất vấn của đại biểu HĐND để phù hợp với tính chất và mô hình tổ chức các cơ quan nhà nước ở địa phương sau khi thực hiện sắp xếp.
Đại biểu Thái Thu Xương (Hậu Giang), đề nghị giữ nguyên theo quy định tại Hiến pháp 2013, bởi các cơ quan tư pháp phải thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của mình là báo cáo trước HĐND.
“Tôi cho rằng, khu vực này sẽ trực thuộc Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh và không có HĐND cấp trực tiếp thì HĐND cấp tỉnh sẽ thực hiện chất vấn Chánh án và Viện trưởng. Nhiệm vụ trả lời ở khu vực vẫn của Chánh án, Viện trưởng cấp tỉnh. Do đó, tôi mong giữ lại như quy định của Hiến pháp 2013 hiện hành. Đây cũng là một quyền giám sát của đại biểu tại kỳ họp”, bà Xương nêu ý kiến.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) đặt vấn đề, nếu bỏ chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân, Viện trưởng Viện Viện Kiểm sát Nhân dân thì ai sẽ thực hiện quyền này?
“Tôi đề nghị quy định rõ để thể hiện đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chánh án, Viện trưởng để đảm bảo các yếu tố thực thi pháp luật và các cơ quan thực thi pháp luật sẽ trả lời các vấn đề liên quan với cử tri”, bà Nguyệt phát biểu.

-
Hà Nội yêu cầu điều chỉnh quy trình nghiệp vụ, cho phép sử dụng giấy tờ điện tử tích hợp trên VNeID -
Lý do bổ sung quy định kê khai thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp -
Chính quyền hai cấp và những lưu ý từ nghị trường -
Điều hòa công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Quy hoạch đáp ứng yêu cầu sắp xếp lại đơn vị hành hành chính -
Hà Nội chỉ đạo triển khai mô hình chính quyền hai cấp đúng tiến độ -
Mở ra giai đoạn phát triển mới cho quan hệ Việt - Nga
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?