
-
Hàn Quốc đề xuất ngân sách bổ sung 8,5 tỷ USD nhằm bình ổn giá, hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt
-
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
![]() |
Giàn khoan dầu khí ngoài khơi Esther, cách bờ biển Seal Beach của bang California (Mỹ) khoảng 1,5 dặm. Ảnh: AFP |
Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó đã ra lệnh cho các cơ quan chính phủ nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm tăng sản lượng khai thác dầu khí vốn đã đạt mức cao kỷ lục của Mỹ, với lý do cho rằng các chính quyền trước đây đã cắt giảm hoạt động khai thác một cách không cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tổng thống Trump cũng đã bãi bỏ các nỗ lực của người tiền nhiệm - Tổng thống Joe Biden - trong việc ngăn chặn hoạt động khai thác dầu khí ở Bắc Cực và dọc theo các khu vực rộng lớn ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương của Mỹ.
"Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump, chúng ta đang khai thác toàn bộ tiềm năng của các nguồn tài nguyên ngoài khơi để mang lại lợi ích cho người dân Mỹ trong nhiều thế hệ tới", Bộ trưởng Nội vụ Doug Burgum khẳng định trong một thông cáo báo chí ngày 18/4.
Bộ Nội vụ cho biết họ sẽ bắt đầu thực hiện thời gian lấy ý kiến công chúng trong 45 ngày để khởi động quá trình xây dựng kế hoạch cho thuê khai thác ngoài khơi mới kéo dài 5 năm.
Bộ này cũng cho biết họ không đề xuất bất kỳ mốc thời gian hoặc địa điểm cụ thể nào cho các cuộc đấu giá cho thuê khai thác mới.
"Thay vào đó, sẽ mời các bên liên quan cung cấp thông tin chi tiết và đề xuất các phương án cho thuê, chỉ ra các mối quan ngại và xác định các mục đích sử dụng hiện có khác có thể bị ảnh hưởng bởi việc cho thuê ngoài khơi", Bộ Nội vụ cho biết.
Thông cáo của Bộ Nội vụ cũng cho biết, Cơ quan Quản lý Năng lượng Đại dương của bộ này mới đây đã giành được quyền tài phán đối với một khu vực quy hoạch mới ở Bắc Cực và ranh giới của các khu vực quy hoạch thềm lục địa bên ngoài khác cũng đang được sửa đổi. Điều này cho thấy rằng diện tích đất mới hiện có thể dành cho các hoạt động khai thác.
Ngoài ra, Bộ Nội vụ cho biết các cuộc đấu giá khoan khai thác dầu khí đã được chính quyền cựu Tổng thống Biden lên lịch thực hiện trong vài năm tới tại Vịnh Mexico (chính quyền Tổng thống Trump đổi tên thành Vịnh Mỹ) sẽ vẫn được duy trì.
Trong một động thái liên quan, chính quyền Tổng thống Trump tuần trước cho biết họ sẽ không yêu cầu thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIS) đối với hàng nghìn hợp đồng cho thuê dầu khí trên khắp miền Tây nước Mỹ, một động thái được đánh giá là phù hợp với nỗ lực của ông Trump nhằm dỡ bỏ các rào cản đối với hoạt động khai thác dầu khí.
Cụ thể, Bộ Nội vụ cho biết họ sẽ không còn yêu cầu Cơ quan Quản lý Đất đai của bộ này áp dụng báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với khoảng 3.244 hợp đồng cho thuê dầu khí vốn là mục tiêu của các vụ kiện tụng của các tổ chức bảo vệ môi trường.
Các hợp đồng cho thuê trên trải dài ở khắp các bang: Colorado, Montana, New Mexico, North Dakota, South Dakota, Utah và Wyoming.
Cơ quan Quản lý Đất đai dưới thời cựu Tổng thống Biden đã tuyên bố vào ngày 16/1 rằng họ sẽ áp dụng các báo cáo phân tích sau khi xuất hiện các vụ kiện phản đối các hợp đồng cho thuê khai thác dầu khí và một tòa án tại Mỹ đã chuyển vấn đề này cho Cơ quan Quản lý Đất đai để tiến hành các phân tích thêm về môi trường.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường là những phân tích chi tiết về tác động của các hành động/dự án liên bang mà có tác động đáng kể đến môi trường. Báo cáo này là quy định bắt buộc đối với các dự án lớn theo Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia Mỹ (NEPA) năm 1970.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump từ lâu đã tìm cách phản đối các yêu cầu trong đạo luật NEPA. Vào ngày 20/1, tức là ngay khi trở lại nắm quyền Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm đẩy nhanh việc cấp phép năng lượng bằng cách yêu cầu người đứng đầu Hội đồng Chất lượng Môi trường của Nhà Trắng đề xuất bãi bỏ các yêu cầu trong đạo luật NEPA, bao gồm cả việc xem xét lượng khí thải nhà kính của các dự án lớn.
Bộ Nội vụ cho biết Cơ quan Quản lý Đất đai đang xem xét các phương án lựa chọn cho việc thực hiện quy định NEPA đối với các hợp đồng cho thuê dầu khí. Cơ quan này cho biết các hợp đồng cho thuê khai thác ngoài khơi chiếm khoảng 14% sản lượng dầu thô của Mỹ.

-
Chính quyền Mỹ khởi động kế hoạch mở rộng khai thác dầu khí ngoài khơi -
Ukraine sẽ hoàn tất đàm phán, ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ vào tuần tới -
Netflix báo lãi gần 3 tỷ USD, khởi đầu thuận lợi cho năm 2025 -
Tổng thống Trump báo hiệu thuế quan trả đũa Trung Quốc có thể sắp kết thúc -
ECB hạ lãi suất lần thứ bảy liên tiếp -
Microsoft lên kế hoạch cắt giảm nhân sự, tinh gọn bộ máy -
OECD quan ngại trước làn sóng cắt giảm viện trợ nước ngoài
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu