Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 03 tháng 05 năm 2024,
Chính sách thuế thuốc lá chưa có nhiều cải thiện
D.Ngân - 07/11/2023 11:27
 
Theo một số chuyên gia y tế, chính sách thuế thuốc lá chưa có nhiều cải thiện, làm giảm hiệu quả các mục tiêu giảm hút thuốc lá tại Việt Nam.

Kế từ khi Luật Phòng chống tác hại thuốc lá có hiệu lực từ 2013 đến 2023, Việt Nam đã thực hiện 2 lần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá.

Theo một số chuyên gia y tế, chính sách thuế thuốc lá chưa có nhiều cải thiện, làm giảm hiệu quả các mục tiêu giảm hút thuốc lá tại Việt Nam.

Cụ thể, năm 2016, tăng từ 65% lên 70%; và năm 2019, tăng từ 70% lên 75%. Tuy nhiên, theo theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới và các chuyên gia của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì các mức tăng thuế này là quá thấp và chỉ có tác động giảm tiêu dùng thuốc lá vào năm tăng thuế sau đó lại tăng trở lại. 

Cụ thể, là năm 2012 Quốc hội đã ban hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, quy định áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt năm 2014 quy định mặt hàng thuốc lá chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 65%; tăng lên 70% từ ngày 1/1/2016 và 75% từ ngày 1/1/2019 (tính trên giá xuất xưởng). 

Nguyên nhân chính của giá thuốc lá thấp vì thuế thuốc lá của Việt Nam còn rất thấp. Theo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi năm 2014, hiện nay Việt Nam đang áp dụng tính thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo tỷ lệ là 75% và giá tính thuế là giá xuất xưởng.

Tỷ lệ thuế thuốc lá tính theo giá bán lẻ (bao gồm tiêu thụ đặc ibệt và giá trị gia tăng) chỉ chiếm 38.8% (2020), thấp hơn so với trung bình của các quốc gia có thu nhập trung bình (59%), bằng một nửa của hầu hết các nước ASEAN (ví dụ Thái Lan 78,6%, Singapore 67,1%, Indonesia 62,3%. 

Thực tế cho thấy các mức tăng thuế thuốc lá giai đoạn 2016-2019 là rất thấp, khoảng cách thời gian giữa các lần tăng thuế khá dài nên không tạo ra tác động đủ để giảm sức mua và giảm tiêu dùng.

Trong khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn tăng đều đặn hàng năm, nên giá thuốc lá ngày càng rẻ hơn so với thu nhập và trở nên dễ tiếp cận hơn. 

Đánh giá chung về tác động tăng thuế giai đoạn 2015-2020 giá thuốc lá vẫn ngày càng rẻ đi so với thu nhập, có tác động rất ít tới tỷ lệ hút thuốc và không thể đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc.

Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần không đạt mục tiêu giảm tiêu dùng và giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nam giới đã được đề ra trong Chiến lược phòng chống tác hại thuốc lá đến năm 2020 là 39%.

Được biết, hiện tình trạng thuốc lá lậu ngày càng dễ dàng tiếp cận hơn, giá cả cạnh tranh hơn, nhất là những sản phẩm nhập lậu từ 15.000 đến 30.000 đồng/bao.

Một số ý kiến cho rằng, bất chấp thực trạng thuốc lá lậu vẫn chưa được kiểm soát hiệu quả, Việt Nam vẫn nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để vừa tăng thu ngân sách, giảm cầu và giảm các thiệt hại, hệ lụy khác về mặt xã hội.

Tuy nhiên, những gì các quốc gia khác như Malaysia, New Zealand, Philippines, đang trải qua cho thấy tăng thuế sẽ dẫn đến hệ lụy tất yếu là tăng thuốc lá lậu và thất thu thu ngân sách tăng cao.

Theo ước tính, lượng thuốc lá lậu tại Việt nam chiếm khoảng 20% thị phần, tương đương khoảng 20 tỷ điếu, dẫn đến thất thu thuế khoảng hơn 7.000 tỷ đồng/năm.

Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, nếu thuế tiêu thụ đặc biệt được điều chỉnh tăng theo các đề xuất hiện nay sẽ dẫn tới tăng đột biến giá của sản phẩm sản xuất hợp pháp, khiến bản đồ thị phần của ngành thuốc lá thay đổi.

Tổng sản lượng tiêu thụ của ngành được dự báo sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Thuốc lá lậu sẽ lấn sân, thị phần thuốc lá lậu có thể sẽ tăng lên đến 30% - 40% và sẽ còn gia tăng mạnh hơn trong tương lai.

Đường dây bán ma túy ngụy trang, núp bóng thuốc lá điện tử, thuốc lá sợi
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam 6 đối tượng để điều tra hành vi sản xuất, mua bán ma túy núp bóng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư