
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
-
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025
![]() |
Năm 2016, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,7% |
Sáng nay, với gần 90,5% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.
Theo đó, mục tiêu tổng quát trong năm tới là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015, chú trọng cải thiện chất lượng tăng trưởng, bảo đảm phát triển bền vững.
Các mục tiêu cụ thể là tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%, tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu dưới 5%.
Tốc độ tăng giá tiêu dùng là dưới 5%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31% GDP, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%...
Liên quan tới các mục tiêu này, trong các phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, có nhiều ý kiến trái chiều. Tại báo cáo tiếp thu chỉnh lý giải trình Dự thảo Nghị quyết trước khi Quốc hội bấm nút, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết có ý kiến đề nghị tính toán, cân nhắc tính khả thi trong việc đề ra mức tăng trưởng 6,7% vào năm 2016.
Tuy vậy, Quốc hội cũng đã thông qua con số này. Mặc dù kinh tế 2016 được dự báo là còn nhiều khó khăn, song các đại biểu Quốc hội cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP như vậy là hoàn toàn khả thi.
Cách đây ít ngày, Ngân hàng ANZ thậm chí còn rất lạc quan đưa ra dự báo rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2015 sẽ đạt 6,8%, còn năm tới sẽ là 6,9%.
Trong khi đó, liên quan đến mục tiêu chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 5%, trong khi lạm phát năm nay chỉ ở mức 1,5 - 2,5%, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, năm 2015 giá hàng hóa một số mặt hàng cơ bản trên thế giới như giá năng lượng, giá nông sản, giá lương thực giá nguyên liệu thô và giá kim loại đều giảm sâu so với năm 2014, do vậy chỉ số giá tiêu dùng chỉ ở mức thấp.
Tuy nhiên, trong năm tới, giá cả thế giới sẽ nhích lên, tác động tới chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam. Do vậy, giữ mục tiêu tăng chỉ số giá tiêu dùng dưới 5% là phù hợp.

-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
-
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh -
Thu ngân sách nhà nước nửa đầu năm 2025 đạt mức tăng trưởng vượt trội
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower