Chợ Lộc Bình là một trong những phiên chợ cổ xưa ở tỉnh Lạng Sơn vẫn còn được duy trì đến ngày nay. Cách thành phố Lạng Sơn hơn 20 km, chợ Lộc Bình là phiên chợ lớn nhất của huyện Lộc Bình. Phiên chợ cuối cùng của năm tấp nập hơn với ngồn ngộn đủ loại hàng hóa phục vụ người dân sắm tết. Người đến chợ thuộc nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Sán Chỉ, Dao... Vì là phiên chợ cận tết nhất nên ngoài các loại hàng hóa thì chợ gia súc, gia cầm đông nhất tràn ra cả quốc lộ 4B. Ngay từ sáng sớm, người dân từ khắp các xã trong ngoài huyện đã tấp nập đến phiên chợ cuối năm Cụ bà người dân tộc Nùng gánh đến chợ lá dong, lạt dùng gói bánh chưng tết quen thuộc. Lá dong được bán với giá khá rẻ, 30 ngàn đồng/100 lá Những phụ nữ Nùng mang đến chợ chè khô đặc sản do địa phương trồng Cứ có khoảng nào trống, các bà, các cô lại quây quần làm nơi bán thứ chè mà theo lời những phụ nữ này giới thiệu là "chè làng" Hương thơm truyền thống không thể thiếu trong dịp tết của mỗi gia đình các dân tộc trong vùng Giấy màu dùng để cắt các hình nhân, đồ vật ... dùng hóa vàng dịp tết Cũng dùng gói bánh chưng nhưng lá chít dùng gói loại bánh chưng dài. Bánh chưng dài là loại bánh đặc trưng của người Tày, Nùng Hai cụ bà người Tày khá vất vả mới tìm được góc bán hàng chật chội thế này Những chiếc chạn dùng để đựng đồ ăn, bát đũa... khá đơn giản rất quen thuộc với người dân miền xuôi thời trước được bán với giá 700 ngàn đồng Với đồ nghề gọn nhẹ, những người bán và xay hạt tiêu thường chọn ngồi giữa đường để khách mua dễ nhận ra Đặc sản bánh khảo của người Tày, Nùng được gói trong những vuông giấy đủ sắc màu rất đẹp mắt Tranh treo tết trong đó có những dải câu đối nay không còn phổ biến ở Hà Nội như thời bao cấp nữa Đi chơi chợ tranh thủ cắt tóc là thói quen của người dân vùng cao Một phụ nữ người Dao đang sửa sang nhan sắc ở chợ Lộc Bình Chợ gia cầm tràn xuống mặt đường quốc lộ 4B 28 con vịt nuôi được anh Hoàng Văn Hưng, người Tày ở khu Pò Mục, TT Lộc Bình chở đến chợ trên thùng chiếc công nông Chợ gia súc họp bên căn biệt thự cổ được xây dựng từ năm 1888. Đây là căn biệt thử của viên quan huyện thời Pháp thuộc, nay bỏ hoang Quần áo bày ngồn ngộn khắp chợ Hàng phở luôn kẹt cứng người ăn Anh Dũng (Vietnamnet)