
-
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Hưng Yên
-
Báo Tài chính - Đầu tư giành nhiều giải thưởng tại Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tài chính
-
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long
-
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ tại An Giang
-
Cảng biển tạm dừng hoạt động, Hải quan Hải Phòng lập 3 tổ công tác ứng phó bão -
[Longform] Hà Nội trong hành trình xây dựng chính quyền gần dân, sát dân, vì dân
Như vậy, chỉ ít ngày sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 78/CĐ-TTg về tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng, kết quả thực tế đã bắt đầu hiện diện. Tất nhiên, mọi việc vẫn phải đợi chính thức và các hướng dẫn thực thi, song một điều chắc chắn, cuộc chiến với “tư duy không quản được thì cấm” đã được kích hoạt, bắt đầu chi phối hoạt động xây dựng và thực thi chính sách.
Có thể thấy rõ điều này khi cùng với đề xuất trên, đơn vị xây dựng phương án là Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã nêu những cơ sở để trả lời cho các câu hỏi như “Có bỏ được giấy phép xây dựng hay không?”, “Có thể thay bằng đăng ký được không?”, “Có thể mở rộng phạm vi áp dụng hay không?”... Thực ra, đây chính là những câu hỏi cơ bản mỗi khi cơ quan nhà nước thiết kế cơ chế quản lý để thực hiện trách nhiệm được giao. Nhưng lần này, có lẽ người dân, doanh nghiệp được xác định là trọng tâm của mục tiêu chính sách.
Một cách thẳng thắn, nếu dựa trên quy định của Luật Xây dựng 2020, các đề xuất như trên đáng ra có thể đưa ra sớm hơn và không chỉ ở TP.HCM.
Trong 9 trường hợp có thể được miễn giấy phép xây dựng, Luật Xây dựng đã nhắc tới nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 7 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Ở nông thôn, công trình xây dựng cấp 4, nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cũng thuộc diện được miễn giấy phép.
Song, chọn cấp giấy phép dường như vẫn là cách thuận nhất cho các cơ quan quản lý không chỉ trong ngành xây dựng, cả theo nghĩa hệ thống vận hành đã có kinh nghiệm, cũng như thói quen ưu tiên sử dụng chế tài rút giấy phép trong thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước.
Đây là lý do rất nhiều năm qua, mặc dù Chỉ số Cấp phép xây dựng của Việt Nam là một trong số ít các chỉ số được xếp hạng khá tốt trong Báo cáo về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới khi phân tích các quy định pháp lý, nhưng tác động thực tiễn và hình ảnh của giấy phép xây dựng và cơ chế quản lý trong thực tế lại không tương ứng. Thậm chí, hành trình xin giấy phép xây dựng luôn được chọn là điển hình của cơ chế xin - cho, do thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian...
Như vậy, TP.HCM chọn bỏ cơ chế cấp phép, chuyển sang đăng ký, hay có thể mạnh mẽ hơn là bỏ giấy phép xây dựng trên phạm vi rộng hơn để tạo thuận lợi, thông thoáng cho người dân, thì cũng có nghĩa, chính quyền địa phương phải thay đổi không chỉ hệ thống, cách làm, mà cả tư duy. Quản lý nhà nước không phải để kiểm soát, để cấp phép, mà còn đảm bảo quy định rõ ràng, thống nhất, đồng bộ; là hướng dẫn để người dân, doanh nghiệp hiểu và thực hiện đúng quy định. Cơ chế hậu kiểm sẽ phải được kích hoạt, đúng theo nguyên tắc của quản trị rủi ro với công việc và trách nhiệm nặng nề hơn ở phía chính quyền...
Phải nhắc lại, trong Công điện 78/CĐ-TTg, ngày 29/5, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng rà soát và đơn giản hóa 361 thủ tục hành chính, cùng 447 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực xây dựng. Mục tiêu là giảm ít nhất 30% thời gian xử lý, chi phí tuân thủ và điều kiện kinh doanh trong năm 2025.
Thủ tướng cũng chỉ đạo đẩy mạnh phân cấp, giao quyền cho địa phương trong thẩm định, cấp phép xây dựng; rà soát toàn bộ quy trình hiện hành nhằm rút ngắn thời gian xử lý và loại bỏ các khâu trung gian không cần thiết, nhất là với những dự án đã có quy hoạch chi tiết hoặc thuộc khu vực có quy hoạch rõ ràng.
Quyết định chọn bỏ cơ chế cấp phép của TP.HCM chỉ là những bước đầu tiên...

-
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Hưng Yên
-
Báo Tài chính - Đầu tư giành nhiều giải thưởng tại Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tài chính
-
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long
-
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ tại An Giang -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại Hải Phòng -
Cảng biển tạm dừng hoạt động, Hải quan Hải Phòng lập 3 tổ công tác ứng phó bão -
[Longform] Hà Nội trong hành trình xây dựng chính quyền gần dân, sát dân, vì dân -
Cục Hải quan ban hành công điện khẩn ứng phó với cơn bão số 3 (WIPHA) -
Tăng trưởng bền vững phải dựa vào thị trường nội địa -
Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
1 Đề xuất tính thuế dựa trên số lần giao dịch bất động sản, cao nhất lên tới 10% giá bán
-
2 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
3 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
4 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo