
-
Bệnh nhân mạn tính được “giải phóng” nhờ chính sách cấp thuốc dài ngày
-
Biến thể mới lan nhanh ở Thái Lan, Việt Nam chủ động ứng phó dịch Covid-19
-
Khơi dậy, phát huy giá trị, tinh hoa của y học cổ truyền Việt Nam
-
Đầu hè, bệnh nhân da liễu tăng mạnh
-
Tin mới y tế ngày 12/5: Tôn vinh điều dưỡng - Trụ cột âm thầm giữ gìn sức khỏe cộng đồng -
Nguy hiểm khôn lường khi người dân tự ý tiêm khớp
Hậu quả khôn lường đối với sức khỏe cộng đồng
Các đối tượng giả mạo giấy phép hành nghề y, dược thường lợi dụng kẽ hở trong quy trình cấp phép hoặc sử dụng các thủ đoạn tinh vi để làm giả giấy tờ, hồ sơ. Họ mở các phòng khám, quầy thuốc, bán thuốc không rõ nguồn gốc và kém chất lượng, gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe người dân. Những cơ sở này không chỉ thiếu chuyên môn, mà còn không tuân thủ các quy định về an toàn và vệ sinh, làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh tật và tác dụng phụ từ thuốc.
Vừa qua, Sở Y tế TP.HCM phát hiện một trường hợp có chứng chỉ hành nghề số 000050/HCM-CCHN, ghi ngày cấp 12/10/2024, với nội dung chuyên môn là “Cử nhân kỹ thuật y học ngành xét nghiệm”, phạm vi hoạt động “Kỹ thuật viên xét nghiệm” được xác định không trùng khớp với dữ liệu lưu trữ tại Sở Y tế. Thực tế, số hiệu chứng chỉ này đã được cấp cho một cá nhân khác từ năm 2012.
Đáng lo ngại hơn, trên không gian mạng hiện nay xuất hiện tràn lan các hội/nhóm và tài khoản mạng xã hội công khai quảng cáo dịch vụ làm giả chứng chỉ hành nghề và giấy phép hành nghề. Chỉ với vài thông tin cơ bản như ảnh căn cước công dân và ảnh thẻ, người dùng được cam kết nhận chứng chỉ hành nghề trong vòng 1 đến 3 ngày, với giá khoảng 2,5 triệu đồng và giao tận nhà.
Hậu quả là khôn lường nếu những người không đủ trình độ chuyên môn sử dụng giấy phép giả để hành nghề khám chữa bệnh. Người bệnh sẽ phải đối mặt với những sai sót trong quá trình điều trị do thiếu chuyên môn của các bác sỹ, dược sỹ giả mạo. Những sai sót này có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong.
Không chỉ làm giả chứng chỉ hành nghề, cơ quan chức năng còn phát hiện sai phạm trong việc làm giả giấy xét nghiệm cho bệnh nhân. Một trong những vụ việc đáng chú ý là trường hợp Phòng khám tư vấn sức khỏe thuộc Công ty TNHH Whitecoat Việt Nam, bị nghi ngờ làm giả giấy xét nghiệm tầm soát ung thư cho khách hàng là nhân viên của một doanh nghiệp tại Hà Nội.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại địa chỉ phòng khám: tầng 7, tòa nhà HB Tower, số 669 - Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Theo kết quả xác minh, phòng khám này do bác sỹ N.L.M.H phụ trách chuyên môn kỹ thuật và đã được Sở Y tế cấp phép hoạt động. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Whitecoat Việt Nam. Công ty còn có chi nhánh tại Hà Nội, tại địa chỉ 63 - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng).
Phòng khám này hoạt động theo mô hình tư vấn, điều phối khám sức khỏe định kỳ thông qua hợp đồng cung cấp dịch vụ với các đơn vị có nhu cầu. Hoạt động khám sức khỏe được thực hiện tại bệnh viện, phòng khám đủ điều kiện chuyên môn, kết quả được chuyển về Whitecoat để bàn giao cho đối tác.
Whitecoat thừa nhận đã ký hợp đồng phân phối dịch vụ xét nghiệm với một công ty hoạt động trong lĩnh vực xét nghiệm di truyền tại TP.HCM. Đáng chú ý, đơn vị này xác nhận chỉ thực hiện một mẫu xét nghiệm duy nhất theo hợp đồng, còn các mẫu khác đều không phải do họ xử lý.
Xét thấy vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng, Sở Y tế TP.HCM đã gửi công văn đến Công an TP.HCM đề nghị vào cuộc điều tra, đồng thời báo cáo sự việc lên Bộ Y tế để phối hợp xử lý.
Cần biện pháp mạnh để ngăn chặn
Để ngăn chặn vấn nạn giả mạo giấy phép hành nghề y, dược và giả mạo kết quả xét nghiệm, theo chuyên gia y tế, các cơ quan chức năng cần thực hiện các biện pháp mạnh và đồng bộ hơn.
Theo đó, cần nâng cao nhận thức của người dân, hướng dẫn và cảnh báo với người dân về việc kiểm tra giấy phép của các cơ sở y tế, dược phẩm trước khi sử dụng dịch vụ hoặc mua thuốc. Người dân khi phát hiện hoặc nghi ngờ cá nhân/đơn vị có dấu hiệu hành vi làm giả chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề, có thể báo cáo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế, dược phẩm để phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi giả mạo giấy phép, có hình phạt nghiêm khắc đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi giả mạo giấy phép hành nghề.
Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý giấy phép hành nghề y, dược sẽ giúp giảm thiểu tình trạng giả mạo. Cơ quan chức năng có thể xây dựng hệ thống tra cứu trực tuyến giúp người dân và cơ quan kiểm tra dễ dàng xác minh tính hợp pháp của các giấy phép hành nghề.
Về phía cơ sở khám chữa bệnh, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu thắt chặt khâu tiếp nhận nhân sự, chủ động xác minh tính pháp lý của chứng chỉ hành nghề và giấy phép hành nghề của đội ngũ y bác sỹ, kỹ thuật viên, dược sỹ… trước khi cho phép hành nghề.
-
Mối nguy từ việc giả mạo giấy phép hành nghề y, dược -
Biến thể mới lan nhanh ở Thái Lan, Việt Nam chủ động ứng phó dịch Covid-19 -
Thực phẩm giả đang lan rộng, cần hành động quyết liệt -
Tin mới y tế ngày 14/5: Y học Việt Nam tiệm cận trình độ quốc tế nhờ robot phẫu thuật -
Khơi dậy, phát huy giá trị, tinh hoa của y học cổ truyền Việt Nam -
Tỷ lệ thuốc kém chất lượng giảm, nhưng dược liệu và đông y vẫn đáng lo ngại -
Tin mới y tế ngày 13/5: Công nghệ hỗ trợ sinh sản mang đến hy vọng mới
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị
-
Sự kiện mở bán Anlac Green Symphony: Bản giao hưởng xanh đánh thức 5 giác quan
-
Một nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông lên kế hoạch tuyển 1.000 lao động
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm