-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 27/11/2024 -
Bamboo Airways mở lại đường bay quốc tế thường lệ đầu tiên với chặng TP.HCM - Bangkok -
Người tiêu dùng Việt lạc quan hơn so với khu vực Đông Nam Á, tạo đà tăng trưởng cuối năm cho thương mại điện tử -
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 -
Đông Tây Land - Đối tác phân phối chiến lược quy mô lớn của đô thị trái tim CaraWorld -
Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam
Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt tiếp tục là công ty con của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Ảnh: Đức Thanh |
Khi các “ông lớn” về chung nhà
Tuần trước, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSD) chuyển danh sách cổ đông sở hữu 2 mã chứng khoán HRT của Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội và SRT của Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn để thực hiện quyền hoán đổi cổ phiếu công ty hợp nhất - Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt. Việc xây dựng hồ sơ đăng ký lưu ký và giao dịch cổ phiếu Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt trên sàn UPCoM được giao cho HĐQT mới sớm triển khai.
Trước đó, cuối tháng 4/2024, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên hai công ty đã phê duyệt phương án hợp nhất, phương án phát hành cổ phiếu, phương án hoạt động kinh doanh sau hợp nhất. Cơ cấu nhân sự lãnh đạo cấp cao công ty sau hợp nhất đã hoàn tất.
Hai công ty trên cùng đưa cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM vào năm 2016. Quy mô vốn điều lệ là 503 tỷ đồng tại Vận tải Đường sắt Hà Nội và 800,5 tỷ đồng tại Vận tải Đường sắt Sài Gòn, với cổ đông lớn nhất là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, tỷ lệ lần lượt là 91,6% và hơn 78%. Sau hợp nhất, Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt chính thức đi vào hoạt động với mức vốn điều lệ 1.303 tỷ đồng, quy mô nhân sự gần 4.900 lao động và tiếp tục là công ty con của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Năm 2024 cũng ghi nhận thương vụ hợp nhất giữa hai doanh nghiệp ngành than lâu đời nhất ở tỉnh Quảng Ninh là Công ty cổ phần Than Cọc Sáu (mã TC6) và Công ty cổ phần Than Đèo Nai (mã TDN), với tổng số lượng lao động lên tới hơn 3.800 người. Hai công ty con do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) sở hữu 65% vốn điều lệ này đều niêm yết trên HNX từ năm 2008.
Giữa tháng 6/2024, 2 mã chứng khoán trên đồng loạt hủy niêm yết khi công ty chấm dứt sự tồn tại do tổ chức lại (hợp nhất doanh nghiệp). Tại phiên họp đại hội đồng cổ đông đầu tiên của công ty hợp nhất tổ chức ngày 19/11 tới đây, phương án đưa cổ phiếu tiếp tục niêm yết trên sàn HNX sẽ được trình cổ đông phê duyệt.
Chờ đợi giá trị cộng hưởng
Hoạt động kinh doanh của công ty hợp nhất được kỳ vọng sẽ có thêm những giá trị cộng hưởng, nhưng cũng có không ít “chông gai” ở giai đoạn đầu.
Theo báo cáo gửi đến các nhà đầu tư, lũy kế đến thời điểm hợp nhất (ngày 26/6/2024), Công ty cổ phần Than Đèo Nai - Cọc Sáu - TKV thu về hơn 2.970 tỷ đồng doanh thu và 156 tỷ đồng lãi gộp, thấp hơn so với nửa đầu năm 2023 khi cộng ngang kết quả của 2 doanh nghiệp. Tỷ suất biên lợi nhuận gộp cũng chỉ đạt 5,25%, thấp hơn đáng kể mức trên 6% mà hai doanh nghiệp đạt được trong quý đầu năm. Ngoài ra, chi phí quản lý tăng lên đột biến, công ty do đó lỗ ròng gần 21 tỷ đồng theo báo cáo kết quả kinh doanh tính đến thời điểm hợp nhất.
Đề ra mục tiêu cho nửa cuối năm, công ty hợp nhất lên kế hoạch thu về 2.932 tỷ đồng doanh thu và gần 40 tỷ đồng lợi nhuận, ước tính lãi ròng gần 20 tỷ đồng trong cả năm - thấp hơn con số lợi nhuận hơn 160 tỷ đồng hai công ty thu về năm trước. Phương án thận trọng được đề ra cũng một phần bởi công trình nhà cửa tại khai trường chịu hư hại nghiêm trọng khi bão Yagi gây tổn hại nặng nề trên địa bàn thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh).
Được biết, giấy phép khai thác mỏ Đèo Nai và mỏ Cọc Sáu dự kiến hết hạn cuối năm 2025. Trước đó, Than Đèo Nai đã thông qua Dự án Khai thác cụm mỏ Cọc Sáu-Đèo Nai với trữ lượng than địa chất huy động hơn 24,55 triệu tấn trên diện tích gần 17,9 ha. Thời gian thực hiện đầu tư phải mất tới 4 năm kể từ ngày dự án được phê duyệt. Tại cuộc họp cổ đông tới đây, pháp nhân chủ đầu tư dự án sẽ được chuyển từ Than Đèo Nai sang công ty hợp nhất.
Với Công ty cổ phần Vận tải Đường Sắt, Ban lãnh đạo xác định, kết quả kinh doanh quý đầu tiên sau hợp nhất sẽ không cao. Công ty hợp nhất kỳ vọng lãi 1-2% vốn điều lệ từ năm 2025. Trước khi thực hiện phương án M&A, hai doanh nghiệp ngành vận tải đường sắt thường xuyên lãi mỏng và đặc biệt là lỗ sâu trong hai năm chịu tác động của Covid-19.
Việc chuyển hai công ty vận tải đường sắt thành các công ty cổ phần từng được đánh giá là thất bại khi kết quả kinh doanh của cả hai đều lao dốc cả về sản lượng, doanh thu và lợi nhuận. Việc kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách trên cùng một tuyến đường sắt đơn dẫn đến cạnh tranh nội bộ giữa hai đơn vị. Dù vậy, điểm sáng ngay trước thềm hợp nhất là doanh thu của cả hai công ty trong quý III/2024 ghi nhận mức cao kỷ lục nhiều năm nhờ hoạt động vận tải hành khách tăng trưởng khả quan.
Công ty hợp nhất được kỳ vọng tăng quy mô về tài chính, gia tăng hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Đồng thời, chính sách chăm sóc, phục vụ khách hàng được thống nhất, không có sự chồng chéo, các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ nhắm đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu cũng được ban lãnh đạo mới lên kế hoạch triển khai.
Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 16 năm 2024 - sự kiện thường niên uy tín về mua bán - sáp nhập doanh nghiệp và kết nối đầu tư do Báo Đầu tư tổ chức dưới sự chỉ đạo và bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sẽ được tổ chức tại Khách sạn JW Marriott Saigon (TP.HCM) vào thứ Tư, ngày 27/11/2024.
Với chủ đề “Nhộn nhịp thương vụ/A Blossoming Market”, Diễn đàn M&A Việt Nam năm 2024 sẽ thảo luận chuyên sâu về các cơ hội M&A đang trỗi dậy vào các lĩnh vực tiềm năng như bất động sản, bán lẻ, công nghệ, năng lượng tái tạo, dịch vụ tài chính và logistics.
Sự kiện sẽ có các hoạt động chính sau:
Hội thảo chính với các diễn giả hàng đầu Việt Nam và quốc tế.
Vinh danh các thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu giai đoạn 2023 - 2024.
Phát hành Đặc san Toàn cảnh thị trường M&A 2024 (song ngữ Việt - Anh).
-
Loạt thương hiệu quán ăn, nhà hàng nhỏ Việt Nam được quảng bá trên tòa nhà Nasdaq -
Người tiêu dùng Việt lạc quan hơn so với khu vực Đông Nam Á, tạo đà tăng trưởng cuối năm cho thương mại điện tử -
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 -
Khánh thành nhà máy xử lý nước thải tại dự án Cát Bà Amatina -
Đông Tây Land - Đối tác phân phối chiến lược quy mô lớn của đô thị trái tim CaraWorld -
“Ông chủ Việt” hào phóng với M&A -
Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam
-
1 Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ -
2 Bệ đỡ cho M&A tăng tốc năm 2025 -
3 Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
4 Một doanh nghiệp tự nguyện trả lại khu "đất vàng" ở quận 1 TP.HCM -
5 Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung