
-
Sau kiểm kê, Hà Nội có 6.489 di tích
-
Chọn ngành học để dẫn đầu tương lai - chủ động hay bị đào thải?
-
Một mùa giải Pickleball thành công của Báo Kinh tế & Đô thị
-
Ngày Ngủ thế giới 15/3: Những điều cần biết về giấc ngủ
-
Sôi động Giải Pickleball Báo Kinh tế & Đô thị lần thứ I - 2025 -
Cuộc thi viết “Cha và con gái”: Lưu giữ, lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp của gia đình
Chiều ngày 29/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo công bố việc tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025.
Mục đích của kỳ thi là đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018;
Kỳ thi được tổ chức nhằm lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
![]() |
Ngoại ngữ không còn là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. |
Người học đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trong năm tổ chức thi hoặc đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT và có nguyện vọng dự thi để được công nhận tốt nghiệp THPT.
Người học đã có Bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp có nguyện vọng dự thi để lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Môn Ngữ Văn thi theo hình thức tự luận. Các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ Văn, môn Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại Ngữ, Lịch Sử, Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học, Địa Lý, Giáo Dục Kinh tế và Pháp Luật, Tin học, Công Nghệ).
Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phương thức xét công nhận tốt nghiệp: Kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018.
Phương án thi được thực hiện từ năm 2025 như sau: Giai đoạn 2025 - 2030: Giữ ổn định phương thức thi trên giấy.
Giai đoạn sau 2030: Từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính).
Khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.
Tiếp tục nghiên cứu theo lộ trình, tiêu chí để xây dựng thư viện/ngân hàng đề thi chung khi đủ điều kiện để thực hiện phân cấp cho các địa phương, các cơ sở giáo dục tổ chức kỳ thi đánh giá chất lượng đầu ra ở cấp trung học phổ thông thay cho phương thức một kỳ thi quốc gia, trong cùng một thời điểm như hiện nay.
Trong quá trình triển khai thực hiện, tùy theo điều kiện thực tế có thể điều chỉnh để bảo đảm phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội của đất nước.
Trong quá trình xây dựng và lấy ý kiến xã hội, dự thảo Phương án thi đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ báo chí trung ương và địa phương.
Các ý kiến trao đổi, phân tích từ các chuyên gia, giáo viên, học sinh, phụ huynh và nhân dân được ghi nhận trên các báo là kênh tham khảo quan trọng để Bộ Giáo dục và Đào tạo từng bước hoàn thiện Phương án thi, đảm bảo các yêu cầu đúng chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và quy định của pháp luật của nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo liên quan về công tác tổ chức thi bảo đảm tổ chức thi và và xét công nhận tốt nghiệp THPT; đảm bảo về khoa học giáo dục và mong muốn của đa phần dư luận xã hội.
Theo thống kê sơ bộ của Trung tâm Truyền thông và Sự kiện (Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo) từ ngày 29/10/2023 đến ngày 28/11/2023 có 83 bài viết trên báo chí Trung ương (không tổng hợp báo chí địa phương) đề cập tới dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Trong đó, ủng hộ phương án 2+2 có 69 bài; băn khoăn nếu môn Ngoại ngữ không thi bắt buộc (không hẳn là không ủng hộ phương án 2+2) có 13 bài; đề cập tới môn Lịch nếu không thi bắt buộc có thể ảnh hưởng tới việc dạy và học có 1 bài.
Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, sau khi công bố phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành kế hoạch chi tiết để triển khai phương án này đảm bảo yêu cầu và tiến độ đề ra.

-
Hà Nội: 4 tuyến xe buýt điện mới thu hút nhiều hành khách -
Ngày Ngủ thế giới 15/3: Những điều cần biết về giấc ngủ -
Sôi động Giải Pickleball Báo Kinh tế & Đô thị lần thứ I - 2025 -
Cuộc thi viết “Cha và con gái”: Lưu giữ, lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp của gia đình -
Hà Nội quyết tâm cải thiện môi trường: Hành động mạnh mẽ từ chính sách đến thực tiễn -
Hà Nội sẽ thành lập Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao -
Sức bật từ phong trào xây dựng nông thôn mới của Hà Nội
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/3
-
2 Doanh nhân Nguyễn Hồng Phong: "Lời hiệu triệu đối với cộng đồng doanh nghiệp tư nhân"
-
3 Dự án điện khí LNG chờ thêm các điều kiện hấp dẫn
-
4 Hé lộ phương án đầu tư đường ven biển TP.HCM vốn đầu tư 31.556 - 62.231 tỷ đồng
-
5 VEC đề xuất mở rộng 50 km cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình lên 6 làn xe
-
Với Xiaomi 15 Ultra, Xiaomi tự tin bước vào phân khúc smartphone flagship
-
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
-
Pfizer và VNVC ký biên bản ghi nhớ thúc đẩy chia sẻ kiến thức trong sản xuất vắc-xin tại Việt Nam
-
Dịch vụ tư vấn soạn thảo, rà soát hợp đồng nhanh, đáng tin cậy tại Công ty Luật Tín Minh
-
MBAMC thông báo chào bán quyền mua cổ phần phát hành thêm tại ILB
-
Giải thưởng HR Asia Awards chính thức mở đề cử cho doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2025