-
Tác phẩm về công tác biệt phái tăng cường của giáo viên gây ấn tượng mạnh năm 2024 -
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Ba phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến gồm: Phương án 4+2, với 4 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn lựa chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.
Hiện nhiều ý kiến ủng hộ phương án 2+2 cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. |
Phương án 3+2 với 3 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 môn lựa chọn; Phương án 2+2 với 2 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn lựa chọn.
Trong quá trình Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khảo sát về phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều ý kiến đề xuất thí sinh chỉ thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn.
Khi được hỏi về lựa chọn của bản thân, một giáo viên Trường THPT C Kim Bảng, Hà Nam nhận định, phương án thi 2+2 có ưu điểm giảm bớt chi phí, áp lực thi cử cho học sinh và gia đình.
Theo đó, thí sinh phải thi 2 môn bắt buộc gồm Toán, Ngữ Văn - đây là hai môn học truyền thống bao gồm các kiến thức cơ bản cần phải nắm rõ. Việc lựa chọn 2 môn khác sẽ tạo điều kiện cho học sinh dành nhiều thời gian để tập trung ôn thi và giảm bớt chi phí cho các em.
Một phân tích khác đến từ giáo viên của trường THPT Quang Trung, Hà Nội nói rằng, về mặt cơ học, việc này rút ngắn thời gian thi trong vòng 1,5 ngày. Phương án này cũng đáp ứng cả hai mục tiêu tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học.
Khẳng định vai trò của việc học Ngoại Ngữ trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, nhưng nam thầy giáo này cũng cho rằng mỗi cá nhân có nguyện vọng khác nhau.
Trong vài năm gần đây, xuất phát từ nhu cầu phục vụ xét tuyển đại học, không ít thí sinh lựa chọn đi học chứng chỉ Ngoại Ngữ quốc tế (IELTS) dù Bộ Giáo dục và Đào tạo không bắt buộc.
Bên cạnh đó, ở nhiều địa phương khó khăn và với trường hợp không có nguyện vọng làm việc trong khu vực có yếu tố quốc tế, học sinh học Tiếng Anh yếu và chỉ đi thi cho có.
Kết quả là phổ điểm thi Tiếng Anh có dạng hình yên ngựa với 2 đỉnh tách biệt rõ ràng. Thực tế đó cho thấy Ngoại Ngữ nên là môn thi tự chọn thay vì bắt buộc.
PGS-TS. Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ phương án 2+2 bởi cho rằng, theo phương án này sẽ gọn nhẹ, giảm áp lực, giảm thời gian, đỡ tốn kém mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh.
Phương án này có ưu điểm là đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc thi bắt buộc Toán và Ngữ Văn, vì đây là 2 môn công cụ, tiêu biểu cho 2 loại tư duy, 2 lĩnh vực cơ bản và cũng là 2 môn học được nhiều nước lựa chọn trong đánh giá năng lực.
"Đồng thời tạo sự hài hòa cho các khối tổ hợp môn học ở THPT; phù hợp, thuận tiện cho cả 2 đối tượng thí sinh hệ phổ thông và giáo dục thường xuyên”, PGS-TS. Đỗ Ngọc Thống nêu.
Ngoài ra, vị này cũng cho rằng Ngoại ngữ, Lịch sử vốn đã bắt buộc, được chú ý trong dạy học hằng ngày, nên lúc thi cử cũng để học sinh tự chọn bình đẳng như các môn học còn lại.
Ngoài việc lựa chọn môn thi thì yêu cầu về chất lượng của kề thi cũng cần được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm quán triệt.
Theo một số chuyên gia giáo dục, đề thi cần thay đổi thế nào trong bối cảnh 1 chương trình nhiều sách giáo khoa và yêu cầu chống chép văn mẫu.
Bên cạnh đó, Bộ cần tổ chức nghiên cứu, tập huấn, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ ra đề thi theo yêu cầu mới, thử nghiệm và công bố sớm phạm vi, mô hình, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT của các môn học.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên chú ý truyền thông, thi tốt nghiệp THPT là một chủ trương lớn, tránh trường hợp, khi xin ý kiến thì không ai quan tâm, cũng chẳng có góp ý (chẳng hạn, Dự thảo Phương án thi tốt nghiệp đã được Bộ đăng trên cổng thông tin điện tử lấy ý kiến xã hội từ ngày 17/3/2023 đến 17/5/2023, suốt 2 tháng chỉ nhận được 25 email góp ý), nhưng khi bắt đầu làm lại có thể “nóng” dư luận.
-
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Điểm tên 9 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam -
Internet tốc độ cao là tác nhân gây béo phì? -
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Xuân, Tết 2025 -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024