
-
Một năm Ngân hàng Gen Liệt sĩ: 51.000 mẫu ADN và hành trình tri ân bằng khoa học
-
Hà Nội xử lý vi phạm đất cụm công nghiệp Tân Triều biến tướng thành biệt thự
-
Hưng Yên: Cộng đồng doanh nghiệp dâng hương tưởng niệm nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ
-
Đào tạo gắn kết doanh nghiệp, đảm bảo việc làm cho sinh viên
-
“S Women S hướng về biển đảo: Lan tỏa yêu thương, thắp lửa trách nhiệm” -
“Ký ức những huyền thoại” - Bản hùng ca Tổ quốc
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, một trong những nguyên tắc xây dựng dự thảo phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 là giảm áp lực mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, cung cấp dữ liệu cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
![]() |
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khẩn trương xây dựng dự thảo phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025. |
Nhằm rộng đường dư luận, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả lấy ý kiến trên phạm vi cả nước về các phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 gồm 4+2 (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn tự chọn và phương án 3+2 ((Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 môn tự chọn.
Nhưng ngay sau đó, trong quá trình khảo sát tại một số địa phương, căn cứ nguyện vọng của nhiều cán bộ, giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bổ sung thêm một phương án là 2+2.
Với phương án này, học sinh chỉ phải thi 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ Văn) và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả Ngoại ngữ và Lịch sử).
Với các phương án đưa ra, có gần 74% cán bộ, giáo viên lựa chọn phương án 3+2, tức là học sinh phải thi 5 môn, gồm 3 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12, bao gồm cả lịch sử.
Hơn 26% cán bộ, giáo viên chọn phương án 4+2, tức là học sinh phải thi 6 môn, gồm 4 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.
Mỗi phương án đều có những ưu, nhược điểm nhất định, trong đó, phương án 3+2 được đa số ủng hộ vì học sinh phải thi số môn ít hơn.
Một số phụ huynh khi được hỏi cho rằng, áp lực thi cử không chỉ khiến học sinh mà cả gia đình học sinh đều rất căng thẳng. Trong khi đó, mục tiêu của ngành Giáo dục là hướng đến việc giảm áp lực. Khi số môn thi ít hơn thì áp lực thi cũng sẽ giảm, đồng thời các gia đình học sinh cũng bớt vất vả, tốn kém.
Ghi nhận thực tế cho thấy, điều khiến một số cán bộ, giáo viên băn khoăn nhất ở phương án 3+2 là có thể ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học Lịch Sử.
Các ý kiến cho rằng, Lịch Sử là môn học bắt buộc thì cũng nên là môn thi bắt buộc. Tuy nhiên, không ít ý kiến phản biện điều này và cho rằng, nếu theo logic này thì học sinh phải thi tất cả các môn học bắt buộc trong chương trình.
Ngoài ra, phương án 2+2 cũng nhận được nhiều ủng hộ với luận điểm rằng, đây là phương án giảm áp lực nhiều nhất cho học sinh, đồng thời vẫn bảo đảm yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học có thể sử dụng kết quả làm dữ liệu để tuyển sinh.
Phương án này cũng không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em. Tạo điều kiện cho học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em.
Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm làm ảnh hưởng đến việc dạy, học môn Lịch sử và Ngoại ngữ, hai môn này hiện đang là môn bắt buộc học.
Do vậy, nhiều ý kiến kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu, sớm đưa ra phương án thi hợp lý nhất để tạo điều kiện cho học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp.
Theo dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phương án thi chính thức sẽ được công bố trong quý IV/2023. Thời điểm này, học sinh lớp 11 đã sắp bước vào kỳ kiểm tra giữa học kỳ I. Các em đang mong chờ từng ngày phương án thi cụ thể để có thời gian chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2023 đã có 1.025.166 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT thành công. Và nhận thấy, năm 2023 đã tăng khoảng 24.000 thí sinh so với năm 2022.
Trong đó, có 94,51% là số lượng thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến; 5,49 % là số lượng thí sinh đăng ký dự thi trực tiếp chiếm; và số lượng thí sinh tự do chiếm 4,71 %.
Và trong hơn 1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia thì có tới 917.731 thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp và tuyển sinh, chiếm tới 89,52 % tổng thí sinh.
Ngoài ra, có 73.232 thí sinh đăng ký dự thi với mục đích chỉ để xét tốt nghiệp THPT (tức chiếm 7,14%) và 34.203 thí sinh còn lại thì tham gia với mục đích là chỉ dự thi để xét tuyển sinh (chiếm 3,34%).

-
Một năm Ngân hàng Gen Liệt sĩ: 51.000 mẫu ADN và hành trình tri ân bằng khoa học
-
Hà Nội xử lý vi phạm đất cụm công nghiệp Tân Triều biến tướng thành biệt thự
-
Hưng Yên: Cộng đồng doanh nghiệp dâng hương tưởng niệm nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ
-
Đào tạo gắn kết doanh nghiệp, đảm bảo việc làm cho sinh viên
-
“S Women S hướng về biển đảo: Lan tỏa yêu thương, thắp lửa trách nhiệm” -
“Ký ức những huyền thoại” - Bản hùng ca Tổ quốc -
Ngành làm đẹp Việt Nam sôi động với chuỗi triển lãm Vietbeauty, Cosmobeauté Vietnam và Beautycare Plus 2025 -
Đoàn cán bộ, thanh niên Bộ Tài chính dâng hương tri ân, tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ -
Thủy điện Khe Bố đảm bảo an toàn hồ chứa và hạ du trong mưa lũ lớn -
“Ký ức những huyền thoại” - Hồi tưởng để tri ân, khơi nguồn tự hào dân tộc -
Hướng dẫn kỹ năng an toàn sau bão cho cộng đồng dân cư
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín
-
Symlife - Giải pháp đầu tư kép an cư và sinh lời
-
“Ký ức những huyền thoại” - Giai điệu tri ân từ trái tim Tổ quốc
-
Bridgestone ra mắt dòng lốp cao cấp TURANZA 6-Lái êm đầm đẳng cấp