
-
Bến Tre Đồng Khởi với tầm nhìn và khát vọng mới
-
Hải Dương - Hải Phòng hợp nhất, động lực mới cho sự phát triển
-
Khúc ca hào hùng mừng 50 năm đại thắng mùa xuân tại Nhà hát Hồ Gươm tối 28/4
-
TP.HCM lắp đặt 21 màn hình led để người dân xem lễ diễu binh, diễu hành
-
Hà Nội tổ chức xử lý tài sản công là nhà, đất sử dụng kém hiệu quả -
Thú vị trải nghiệm hành trình khoa cử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám cùng Galaxy AI
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, Thông tư được xây dựng trên 3 nguyên tắc cốt lõi: Không gây áp lực tốn kém cho cha mẹ học sinh; thúc đẩy giáo dục toàn diện và thống nhất trong toàn quốc.
Theo Thông tư mới, việc tuyển sinh THPT (thi vào lớp 10) được tổ chức theo một trong ba phương thức: xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
Các Sở GD&ĐT được chọn 1 trong 2 phương án. Nếu chọn môn thứ 3, môn này phải nằm trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số và không chọn cùng một môn thi quá 3 năm liên tiếp.
Thông tư 30 cũng giao quyền cho Sở GD&ĐT quy định cụ thể việc ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi phù hợp với điều kiện thực tế.
Các trường THPT thuộc Bộ GD&ĐT, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu thực hiện theo hướng dẫn của đơn vị chủ quản hoặc thực hiện theo quy định của Sở GD&ĐT nơi trường đặt trụ sở.
Với phương thức thi tuyển, số môn thi là 3 môn với toán, ngữ văn và 1 môn thứ 3 hoặc bài thi tổ hợp.
Nếu chọn bài thi tổ hợp, các môn học được lựa chọn phải nằm trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số.
Thời điểm các địa phương công bố môn thứ 3 là sau khi kết thúc học kỳ I và không muộn hơn ngày 31/3 hàng năm.
Với phương thức xét tuyển, căn cứ là kết quả rèn luyện và kết quả học tập các năm học chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở của đối tượng tuyển sinh.
Thông tư quy định cụ thể thời lượng làm bài thi của từng môn, môn ngữ văn 120 phút, môn toán 90 phút hoặc 120 phút, môn thi thứ ba 60 phút hoặc 90 phút, bài thi tổ hợp 90 phút hoặc 120 phút.
Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, chủ yếu là chương trình lớp 9.
Đặc biệt, việc công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 từ năm 2025 sẽ diễn ra đồng thời.
Năm học 2024-2025 là năm khép kín chu kỳ thực hiện Chương trình giáo dục 2018 từ lớp 1 đến lớp 12. Theo đó, năm học này thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông (THPT) và thi tốt nghiệp THPT sẽ thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
-
Hà Nội tổ chức xử lý tài sản công là nhà, đất sử dụng kém hiệu quả -
Cần chú ý gì khi đi xem lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam -
Thú vị trải nghiệm hành trình khoa cử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám cùng Galaxy AI -
Đà Nẵng tổ chức chuỗi hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam -
Củng cố đường dây 500 kV Thăng Long - Quảng Ninh trước cao điểm nắng nóng 2025 -
Đoàn Thanh niên Bộ Tài chính giao lưu cùng đoàn làm phim “Địa đạo” -
Đầu tháng 5, khai trương Trung tâm Tác nghiệp báo chí Hà Nội
-
Vượng khí sinh tài, đón lộc cùng gia chủ tại The Vista Residence
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung