Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Chủ đầu tư dự án điện mặt trời đi đâu, về đâu?
Thanh Hương - 06/12/2019 08:39
 
Chỉ có 2 dự án điện mặt trời đủ điều kiện vận hành thương mại từ sau ngày 30/6/2019 tới nay, giảm mạnh so với khoảng 80 dự án vận hành ồ ạt trong 3 tháng trước đó.
.
 Việc mua thiết bị cho dự án điện mặt trời khó khăn vì tiền đâu mà trả khi đa phần các chủ đầu tư chỉ có khoảng 30% vốn chủ sở hữu..

Chủ đầu tư “ngồi trên lửa”

Phát biểu tại Tuần lễ Lưới điện thông minh đang diễn ra tại Hà Nội, đại diện Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) cho biết, từ sau ngày 30/6/2019 tới nay, chỉ có 2 dự án điện mặt trời hoàn tất điều kiện vận hành thương mại (COD) là Nhà máy Hacom Solar (40,3 MW) và Solar Park 01 (40 MW).

So với hơn 4.000 MW điện mặt trời được đưa vào hệ thống từ tháng 4 đến hết tháng 6/2019, đã có sự chững lại trong việc triển khai các dự án điện mặt trời. Theo nhiều nhà đầu tư, lý do là chưa có giá mua điện mặt trời mới cho thời điểm sau ngày 1/7/2019.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, nhiều nhà tư vấn và đầu tư các dự án điện mặt trời cho hay, không có giá mua điện thì hồ sơ vay ngân hàng cũng khó bởi chưa tính được dòng tiền. Tiếp đó, việc mua thiết bị cho dự án cũng khó khăn vì tiền đâu mà trả khi đa phần các chủ đầu tư chỉ có khoảng 30% vốn chủ sở hữu.

Không chỉ các chủ đầu tư “ngồi trên lửa” chờ giá mua điện mới để tính toán hiệu quả, mà các quỹ đầu tư nước ngoài về năng lượng tái tạo cũng không yên tâm rót tiền khi chưa biết giá và hiệu quả của dự án ra sao.

Nguồn tin của Báo Đầu tư cho hay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký kết 126 hợp đồng mua bán điện (PPA), bao gồm 128 nhà máy điện với tổng công suất 8.214,41 MWp (tương đương 6.755,74 MWAC). Trong số này hiện có 87 dự án điện đã được COD với tổng công suất 4.538,5 MWAC, bao gồm 85 dự án được COD trước thời điểm 30/6/2019 và 2 dự án được COD từ sau ngày 30/6/2019 tới nay.

Đáng nói là, cơn sốt điện mặt trời càng tiếp tục hạ nhiệt mạnh khi tại Thông báo số 402/TB-VPCP ngày 22/11/2019, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu, các dự án điện mặt trời mới phải chuyển hẳn sang thực hiện cơ chế đấu thầu, kiên quyết loại bỏ tình trạng xin - cho.

Nói về cơ chế đấu thầu dự án điện mặt trời, ông Nguyễn Hữu Vinh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hà Đô Ninh Thuận cho hay, đấu thầu để đảm bảo mục tiêu minh bạch, công khai là tốt, nhưng mục tiêu trước mắt là phải có điện để sử dụng. Hơn nữa, Luật Đấu thầu quy định, muốn thực hiện đấu thầu, phải có mặt bằng sạch, mà muốn có đất sạch thì phải có quy hoạch.

“Hơn 10 tháng nay, tất cả các quy hoạch đều bị dừng lại, không thể triển khai. Bao giờ có quy hoạch thì mới triển khai công tác giải phóng mặt bằng, có đất sạch bàn giao thì chủ đầu tư mới có cơ sở để thực hiện dự án mời thầu, nghĩa là cần không ít thời gian mới xong các công đoạn này”, ông Vinh nói.

Lại chạy đua

Trong Thông báo 402/TB-VPCP, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, xem xét ban hành biểu giá FIT áp dụng đối với các dự án đã ký hợp đồng mua bán điện và đang triển khai thi công xây dựng đưa vào vận hành trong năm 2020; đối với các dự án còn lại và các dự án mới, sẽ không tiếp tục áp dụng biểu giá FIT, mà chuyển hẳn sang thực hiện theo hình thức đấu thầu công khai, minh bạch, cạnh tranh để giảm giá mua điện từ các dự án điện mặt trời.

Nguồn tin của Báo Đầu tư cho hay, hiện có 39 dự án điện mặt trời (công suất 2.217,2 MW)  đã ký PPA và chưa được công nhận COD. Ngoài ra, có 6 dự án điện mặt trời khác (công suất 347 MW) đã ký PPA từ ngày 1/7/2019 tới nay và chưa công nhận COD.

Thực trạng trên dự báo sẽ có những cuộc đua mới để hoàn tất thi công và công nhận COD trong năm 2020, bởi để đi tới bước như hiện nay, 45 dự án điện nói trên đã trải qua nhiều vất vả và phải bỏ ra không ít chi phí để chuẩn bị đầu tư dự án.

Gần đây nhất, ngày 23/11, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty TNHH Đầu tư Năng lượng Tự nhiên DTD và Công ty TNHH Phát triển Năng lượng CY đã tổ chức lễ động thổ triển khai dự án và ký kết tổng thầu EPC xây dựng 2 nhà máy điện mặt trời hồ Gia Hoét 1 và Tầm Bó, với tổng mức đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng.

Được biết, giữa tuần này, Bộ Công thương đã có cuộc họp để triển khai các công việc tại Thông báo số 402/TB-VPCP. Tuy vậy, câu chuyện xác định thế nào là dự án đang triển khai thi công xây dựng có thể là việc không dễ dàng với 45 dự án nói trên. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) đang được giao lập danh sách cụ thể và hoàn thành trước ngày 10/12/2019.

1. Các dự án điện đã được công nhận COD từ ngày 01/7/2019 đến nay 

STT

Tên nhà máy

Công suất

Thỏa thuận đấu nối

Văn bản COD

MW

MWp

1

Nhà máy điện mặt trời Hacom Solar

40.3

50.0

3/08/2018

7/11/2019

2

Nhà máy điện mặt trời Solar Park 01

40

50.0

15/01/2019

29/10/2019

 

Tổng

80.3

100.0

   

2. Các dự án điện mặt trời đã ký PPA và chưa công nhận COD 

STT

Tên nhà máy

Công suất

Thỏa thuận đấu nối

MW

MWp

1

Nhà máy điện mặt trời SP Infra 1

40.0

50.0

30/11/2017

2

Nhà máy điện mặt trời Thuộc Tổ hợp dự án năng lượng tái tạo Dohwa Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

39.9

49.5

5/02/2018

3

Nhà máy điện mặt trời Phong Điền II

40.3

50.0

20/08/2018

4

Nhà máy điện mặt trời Đầm Trà Ổ

40.3

50.0

22/08/2018

5

Nhà máy điện mặt trời Hậu Giang

23.0

29.0

5/09/2018

6

Nhà máy điện mặt trời Thành Long Phú Yên

40.3

50.0

30/07/2018

7

Nhà máy điện mặt trời Bầu Zôn

20.2

25.0

26/07/2018

8

Nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận 1

42.5

50.0

23/03/2018

9

Nhà máy điện mặt trời Adani Phước Minh

40.3

49.8

6/07/2018

10

Nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn

50.0

61.8

20/12/2017
06/6/2018

11

Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Bắc Giai đoạn 1

125.0

150.0

6/07/2018

12

Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Bắc Giai đoạn 2

75.0

90.0

6/07/2018

13

Nhà máy điện mặt trời Krông Pa 2

39.5

49.0

2/07/2018

14

Nhà máy điện mặt trời Hàm Kiệm 1

37.1

46.0

22/10/2018

15

Nhà máy điện mặt trời Thuận Nam Đức Long

40.8

50.0

15/11/2018

16

Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 5.2

38.0

48.0

25/10/2018

17

Nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 2

39.8

50.0

3/01/2019

18

Nhà máy điện mặt trời Solar Park 03

40.0

50.0

25/01/2019

19

Nhà máy điện mặt trời Solar Park 04

40.0

50.0

25/01/2019

20

Nhà máy điện mặt trời Tân Châu 1

39.0

50.0

27/09/2018

21

Nhà máy điện mặt trời Sông Lũy

14.0

16.2

7/01/2019

22

Nhà máy điện mặt trời Phước Ninh

36.8

45.0

5/01/2018

23

Nhà máy điện mặt trời GAIA

80.2

100.5

13/02/2019

24

Nhà máy điện mặt trời Gio Thành 1

40.0

50.0

7/03/2019

25

Nhà máy điện mặt trời Gio Thành 2

40.0

50.0

7/03/2019

26

Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân Solar Ninh Thuận

40.0

50.0

24/08/2018

27

Nhà máy điện mặt trời Mỹ Hiệp

40.0

50.0

3/04/2019

28

Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 1

166.0

200.0

12/03/2019

29

Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 2

167.0

200.0

12/03/2019

30

Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3

125.0

150.0

12/03/2019

31

Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 4

162.0

200.0

12/03/2019

32

Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 5

40.0

50.0

12/03/2019

33

Nhà máy điện mặt trời Trung Sơn

28.2

35.0

24/01/2019

34

Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 1

96.0

120.0

19/03/2019

35

Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 2

88.0

110.0

19/03/2019

36

Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 3

80.0

100.0

19/03/2019

37

Nhà máy điện mặt trời Hồ Tầm Bó

27.5

35.0

23/05/2019

 

Tổng

2161,7

2.659,8

 

3. Các dự án điện mặt trời đã ký PPA từ ngày 01/7/2019 đến nay và chưa công nhận COD 

STT

Tên nhà máy

Công suất

Thỏa thuận đấu nối

MW

MWp

1

Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 1

96.0

120.0

19/03/2019

2

Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 2

88.0

110.0

19/03/2019

3

Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 3

80.0

100.0

19/03/2019

4

Nhà máy điện mặt trời Hồ Tầm Bó

27.5

35.0

23/05/2019

5

Nhà máy điện mặt trời Hồ Gia Hoét GĐ 1

27.5

35.0

1/08/2019

6

Nhà máy điện mặt trời Solar Farm Nhơn Hải

28.0

35.0

12/08/2019

 

Tổng

347.0

435.0

 



Điện mặt trời nổi trên hồ không được dùng các thiết bị có khả năng gây ô nhiễm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa yêu cầu các tỉnh, thành phố có hồ thuỷ lợi khi quyết định chủ trương đầu tư đối dự án điện...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư