Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 02 tháng 05 năm 2024,
Chủ động hội nhập quốc tế toàn diện
Mai Hương - 13/10/2014 08:07
 
() Chuyến thăm chính thức Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Bỉ, CHLB Đức, thăm Tòa thánh Vatican và tham dự các hội nghị, diễn đàn quốc tế từ ngày 13-18/10 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục thể hiện chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện, đóng góp chủ động, tích cực của Việt Nam đối với các vấn đề mà thế giới quan tâm.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng chính thức thông qua Dự án Sân bay Long Thành
Ngày 1/10, Thủ tướng làm việc với Ngân hàng Nhà nước về nợ xấu
Đề xuất tăng quyền cho Thủ tướng
Thủ tướng: Tập trung xử lý hiệu quả hạn chế, yếu kém

Thực tiễn cũng đã minh chứng những nỗ lực của Việt Nam khi thời gian qua, Việt Nam đã cùng các thành viên của nhiều tổ chức phối hợp tích cực trên các diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên hợp quốc và trong khuôn khổ ASEM, ASEAN - EU. Quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với Vương quốc Bỉ, CHLB Đức (là 2 thành viên trong EU) cũng không ngừng phát triển.

   
  Lễ đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Vương quốc Bỉ tại Sân bay Brumil, Brussels. Ảnh: Đức Tám – TTXVN  

Chỉ xét riêng khía cạnh kinh tế, quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Vương quốc Bỉ liên tục gia tăng. Trong đó, riêng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai quốc gia đã đạt 1,8 tỷ USD trong năm 2013, tăng 17% so với năm 2012.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, con số này đạt khoảng 1,2 tỷ USD; đầu tư trực tiếp của Bỉ vào Việt Nam đạt trên 155 triệu USD. Đáng chú ý, Việt Nam là nước châu Á duy nhất nhận viện trợ phát triển của Bỉ với khoảng 78 triệu USD cho giai đoạn 2011 - 2015. Hiện hai bên đang tập trung đẩy mạnh hợp tác trong những lĩnh vực ưu tiên như kết cấu hạ tầng cảng biển và dịch vụ hậu cần, giao thông - vận tải, công nghệ xanh, y tế và giáo dục - đào tạo.

Là một trong 6 thành viên EU có quan hệ đối tác chiến lược, Đức tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong châu Âu. Kim ngạch thương mại hai chiều liên tục gia tăng, riêng năm 2013 đạt khoảng 7,7 tỷ USD (tăng 12% so với năm 2012). Tính đến tháng 8/2014, đầu tư trực tiếp của Đức vào Việt Nam đạt 1,25 tỷ USD với 232 dự án còn hiệu lực, tập trung trong các lĩnh vực sản xuất thiết bị, năng lượng, hóa chất, y dược… Trong giai đoạn 2014 – 2015, viện trợ phát triển của Đức cho Việt Nam tập trung vào 3 lĩnh vực ưu tiên là môi trường, năng lượng và dạy nghề.

Năm 2015 sẽ diễn ra sự kiện quan trọng khi hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1975 – 2015). Với chuyến thăm chính thức CHLB Đức lần này của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Kế hoạch Hành động chiến lược Việt Nam – Đức sẽ được thúc đẩây, quan hệ hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực lao động, đào tạo nghề, giáo dục và các dự án lớn đã ký kết cũng được triển khai tích cực hơn.

Với EU, quan hệ Việt Nam và liên minh này phát triển ngày càng thực chất, toàn diện với việc hai bên chính thức ký Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA), cùng hướng tới kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA). Do Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 6 nước thành viên EU (Anh, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Italia), nên EU ngày càng khẳng định vai trò đối tác hàng đầu của Việt Nam về thương mại, đầu tư và viện trợ phát triển.

Điều này thể hiện qua trao đổi thương mại song phương liên tục tăng 15-20% hàng năm. Đáng chú ý là năm 2012, EU lần đầu tiên vượt Hoa Kỳ, trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, đã có 23/28 nước thành viên EU có đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký đạt gần 18,4 tỷ USD. EU và các nước thành viên là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam.

Cùng với chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ, CHLB Đức, thăm Tòa thánh Vatican, chuyến thăm EU của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lần này không chỉ nhằm trao đổi phương hướng hợp tác Việt Nam - EU trong thời gian tới, mà còn thúc đẩy việc sớm kết thúc đàm phán EVFTA vào thảo luận về việc tăng cường phối hợp tác các diễn đàn đa phương. Bên cạnh đó, bằng việc tham dự Hội nghị Cấp cao ASEM 10, Việt Nam càng có điều kiện chủ động đóng góp vào các nội dung quan trọng mà thế giới quan tâm.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư