
-
Tổng thống Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Indonesia, áp thuế quan 19%
-
Tăng trưởng quý II/2025 của Trung Quốc vượt kỳ vọng
-
Tổng thống Trump công bố mức thuế 30% đối với EU và Mexico
-
Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế quan 35% đối với Canada từ ngày 1/8
-
Mỹ sẽ áp thuế nhập khẩu đồng 50% từ ngày 1/8 -
Tổng thống Trump công bố áp thuế quan mới đối với 14 quốc gia
![]() |
Đồng tiền mệnh giá 100 euro và 100 USD tại Brussels, Bỉ. (Ảnh: THX/TTXVN) |
Theo hãng tin Reuters, trong bài phát biểu tại Berlin (Đức), bà Lagarde ngày 26/5 cho biết chính sách kinh tế biến động của Mỹ đã khiến các nhà đầu tư toàn cầu lo sợ và hạn chế tiếp xúc với đô la trong những tháng gần đây. Nhiều người đã chọn đầu tư vào vàng là “nơi trú ẩn” an toàn.
"Những biến đổi đang diễn ra tạo ra cơ hội cho khoảnh khắc đồng euro toàn cầu”, bà Lagarde cho hay.
Theo bà Lagarde, các nhà đầu tư đang tìm kiếm đảm bảo địa chính trị dưới một hình thức khác. Họ đầu tư vào tài sản ở các khu vực là đối tác an ninh đáng tin cậy và có thể tôn trọng các liên minh.
"Nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ trên nền tảng cởi mở và đa phương được hỗ trợ bởi sự lãnh đạo của Mỹ... nhưng ngày nay nó đang bị rạn nứt", bà Lagarde lý giải.
Trong nhiều năm qua, vai trò của đồng đô la Mỹ đã suy giảm. Hiện đồng đô la Mỹ chiếm 58% dự trữ quốc tế, mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn cao hơn nhiều so với tỷ lệ 20% của đồng euro.
Bà Lagarde cho biết bất kỳ vai trò nào được tăng cường của đồng euro phải đi kèm với sức mạnh quân sự lớn hơn có thể hỗ trợ cho các mối quan hệ đối tác.
Theo bà, châu Âu cũng nên biến đồng euro thành loại tiền tệ được lựa chọn cho các giao dịch thương mại quốc tế. Điều này có thể được hỗ trợ bằng cách xây dựng các thỏa thuận thương mại mới, tăng cường thanh toán xuyên biên giới và các thỏa thuận thanh khoản với ECB.
Vai trò toàn cầu của đồng euro đã trì trệ trong nhiều thập kỷ kể từ khi các tổ chức tài chính của Liên minh châu Âu vẫn chưa hoàn thiện và các chính phủ không mấy hứng thú với việc tham gia nhiều hơn vào quá trình hội nhập.
Để đưa đồng euro thay thế đồng đô la Mỹ, châu Âu cần một thị trường vốn sâu hơn, phải củng cố nền tảng pháp lý của mình và cần củng cố cam kết mở cửa thương mại với các năng lực an ninh.
Tuy nhiên, bà Lagarde cho biết cải cách nền kinh tế trong nước có thể cấp bách hơn. Thị trường vốn của khu vực đồng euro vẫn còn phân mảnh, kém hiệu quả và thiếu một tài sản an toàn thực sự, có sẵn để các nhà đầu tư có thể đồng loạt đầu tư.
"Logic kinh tế cho chúng ta biết rằng hàng hóa công cần được hỗ trợ tài chính chung. Và việc tài trợ chung này có thể cung cấp cơ sở để châu Âu tăng dần nguồn cung tài sản an toàn", bà Largade lý giải.
Tuy nhiên, việc đóng góp chung là điều mà một số thành viên chủ chốt của khu vực đồng euro, đặc biệt là Đức, ngần ngại. Nước này lo ngại rằng người dân có thể phải trả giá cho sự vô trách nhiệm về tài chính của những nước khác.
Nếu châu Âu “soán ngôi” Mỹ thành công trong dòng tiền tệ quốc tế, lợi ích sẽ rất lớn. Dòng vốn đầu tư đổ vào sẽ cho phép các chủ thể trong nước vay với chi phí thấp hơn, bảo vệ khối này khỏi biến động tỷ giá hối đoái và chống lại các lệnh trừng phạt quốc tế.

-
Tăng trưởng quý II/2025 của Trung Quốc vượt kỳ vọng -
Thuế quan có đẩy lạm phát Mỹ tăng trở lại? -
Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc vượt kỳ vọng -
Tổng thống Trump công bố mức thuế 30% đối với EU và Mexico -
EU tiết lộ "chiến lược tích trữ" các mặt hàng thiết yếu -
Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế quan 35% đối với Canada từ ngày 1/8 -
Mỹ sẽ áp thuế nhập khẩu đồng 50% từ ngày 1/8
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025
-
SeABank được hai tổ chức quốc tế vinh danh, khẳng định hiệu quả quản trị, kinh doanh và đổi mới công nghệ
-
IPC E&C - Tiên phong phát triển năng lượng tái tạo hướng tới mục tiêu Net Zero 2050