
-
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh
-
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ
-
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong quý I/2025
-
Giới tài chính thở phào khi Tổng thống Trump ngừng gây sức ép lên Fed và IMF -
Yahoo muốn mua lại Chrome nếu Google buộc phải bán
- Bà Ursula von der Leyen tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban châu Âu
- Hầu hết các tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga tới châu Âu hiện đã bị đóng
- Xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu đạt mức tăng trưởng gần 20%
- Ukraine tiếp nhận lô khí đốt hóa lỏng (LNG) đầu tiên từ Mỹ
- Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
![]() |
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen. (Ảnh: THX/TTXVN) |
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ, bà von der Leyen nhấn mạnh rằng trước năm 2022, Nga cung cấp 45% khí đốt, 50% than và một phần lớn dầu mỏ cho EU.
Bà cho rằng mặc dù nguồn năng lượng từ Nga có giá cả phải chăng nhưng khiến EU dễ bị tổn thương trước các tác động chính trị. Sau khi xung đột tại Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, Nga đã cắt giảm đáng kể nguồn cung khí đốt tới châu Âu. Lượng nhập khẩu khí đốt từ Nga giảm 75% và hiện EU chỉ còn nhập khẩu 3% dầu mỏ và không còn nhập than từ Nga.
Việc mất nguồn cung năng lượng từ Nga được đánh giá là đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng, gây áp lực lớn lên các hộ gia đình và doanh nghiệp khi chi phí tăng cao. Bà von der Leyen nhấn mạnh rằng độc lập về năng lượng "phải trả giá" và khẳng định hóa đơn năng lượng tại nhiều nơi vẫn chưa có dấu hiệu giảm.
EU đã áp đặt các lệnh trừng phạt toàn diện lên Nga, nhắm vào các ngành công nghiệp, năng lượng và tài chính. Năm 2022, Nga ngừng cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream 1, trong khi hai đường ống Nord Stream dưới biển Baltic bị phá hoại vào tháng 9 cùng năm. Moskva cáo buộc Mỹ và Anh đứng sau vụ phá hoại, tuy nhiên cả hai bên đều bác bỏ các cáo buộc này.
Trong bài phát biểu, bà Ursula von der Leyen kêu gọi EU tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo và công nghệ năng lượng sạch thế hệ mới như nhiệt hạch, địa nhiệt và pin thể rắn để đảm bảo an ninh năng lượng bền vững.
Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên như Hungary và Slovakia đã kêu gọi EU xem xét lại các lệnh trừng phạt và tập trung vào giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine. Thủ tướng Slovakia Robert Fico thậm chí đã đe dọa đình chỉ viện trợ nhân đạo và cắt nguồn cung cấp điện cho Ukraine nếu Kiev không gia hạn thỏa thuận quá cảnh khí đốt với Gazprom.
Trước đó vào ngày 1/1/2025, Ukraine đã chính thức ngừng cho khí đốt của Nga trung chuyển qua các đường ống thời Liên Xô do không đạt được thỏa thuận gia hạn và làm gia tăng thêm những thách thức trong quan hệ giữa EU, Nga và Ukraine.

-
Tổng tuyển cử Singapore: Đảng Hành động Nhân dân cầm quyền chiến thắng áp đảo -
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh -
Mỹ: Báo cáo việc làm tốt hơn mong đợi, ông Trump kêu gọi Fed nhanh chóng giảm lãi suất -
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ -
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong quý I/2025 -
Eurozone tăng trưởng 0,4% trong quý I/2025 -
Campuchia gia nhập đường đua xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025