Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Chủ tịch Tập đoàn Geleximco: Doanh nghiệp cần "đường thông, hè thoáng" để nối các đứt gãy
Khánh Linh - 07/10/2021 21:59
 
Theo ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Tập đoàn Geleximco, nếu các đứt gãy sản xuất, đứt gãy lưu thông không sớm được nối lại, doanh nghiệp sẽ khó trụ vững.
.
Chủ tịch Tập đoàn Geleximco Vũ Văn Tiền

Phát biểu tại cuộc làm việc giữa Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đại diện cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Tập đoàn Geleximco đã thẳng thắn, nếu không nối lại các đứt gãy, doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn, thậm chí sẽ không thể tồn tại được.

Đứt gãy mà doanh nghiệp đang gánh chịu không chỉ là đứt gãy chuỗi cung ứng, đứt gãy sản xuất, đứt gãy lưu thông do các yêu cầu giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, mà còn là đứt gãy lao động - vấn đề lớn đang nổi lên.

Lúc này doanh nghiệp đang rất cần "đường thông, hè thoáng" để nối lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nếu không doanh nghiệp sẽ không thể trụ nổi. Đây là lý do ông Tiền đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải, các địa phương nhanh chóng có các phương án để hoạt động vận tải trở lại thông suốt và an toàn.

Liên quan đến chí phí gia tăng, ông Tiền đặc biệt lo ngại chi phí logictics tăng liên tục và kéo dài suốt thời gian qua. “Chi phí logistics có khả năng tăng 100%, đặt thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, đề nghị chính quyền các địa phương có giải pháp, nếu vượt thẩm quyền thì trình Chính phủ, Quốc hội phương án tháo gỡ”, ông Tiền đề xuất.

.
Các doanh nhân, doanh nghiệp tham gia cuộc làm việc với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chiều ngày 7/10/2021

Cùng với đó, các lo ngại về tình trạng chồng chéo, phức tạp trong cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh vẫn tiếp tục làm doanh nghiệp cảm thấy không an tâm.

"Nhiều khi doanh nghiệp đứng giữa các quy định mà không biết làm thế nào vì quy định quá phức tạp, khó hiểu, chồng chéo. Các cơ quan quản lý có khi cũng khó chịu vì phải tiếp doanh nghiệp, trả lời doanh nghiệp quá nhiều vấn đề. Chưa kể có quy định doanh nghiệp chưa kịp nhớ đã thay đổi", ông Tiền thẳng thắn nói với Chủ tịch Quốc hội. Ông cũng đề xuất phương án Quốc hội chủ động chủ trì xây dựng, sửa đổi các văn bản pháp luật khi phát sinh vấn đề.

"Đề nghị trong tình huống đặc biệt như hiện nay, cần có những cách làm đột phá", ông Tiền khuyến nghị.

Đặc biệt, Chủ tịch Tập đoàn Geleximco đang lo ngại tình trạng đứt gãy lao động khi tình trạng người dân đang di chuyển từ các đô thị về quê.

“Lúc này, các địa pương cần hỗ trợ để người dân về quê an toàn. Khi dịch bệch được kiểm soát, mọi việc ổn định, họ sẽ yên tâm trở lại các khu công nghiệp tìm việc làm. Bảo vệ người dân chính là bảo vệ nguồn nhân lực cho các nhà máy, các khu công nghiệp”, ông Tiền đề xuất.

Cũng theo ông Đậu Anh Tuấn, hiện nay, có một số vấn đề chồng chéo, xung đột pháp luật đối với các doanh nghiệp như:

Thứ nhất, một dự án đầu tư hay một doanh nghiệp hoạt động phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, tuân thủ pháp luật nào, theo thời điểm hiệu lực ra sao, thủ tục nào trước, thủ tục nào sau, cơ quan nào có thẩm quyền vẫn là một vấn đề rất lớn. Do đó, các dự án cứ chạy vòng vòng và doanh nghiệp phải mất rất nhiều công để làm thủ tục.

Thứ hai, dưới các luật này lại có các thông tư, nghị định hướng dẫn và mỗi văn bản thay đổi rất nhanh, tạo ra sự chưa đồng bộ, dẫn đến các cách hiểu khác nhau. Chỉ cần một trục trặc trong “ma trận” văn bản này, thì một dự án có thể bị tắc, bị dừng.

Về nghĩa vụ tài chính, trong nhiều phát biểu của các doanh nghiệp cũng nêu ra, ngoài thuế, các doanh nghiệp phải đóng các nghĩa vụ tài chính với mức độ khác nhau. Nếu thống kê lại thì rất cao, gây ra áp lực và kém cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: Cần nhìn nhận doanh nghiệp là một chủ thể trong ứng phó Covid-19
Theo VCCI, công tác phòng chống dịch bệnh trở thành một phần không tách rời của quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí phòng chống...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư