-
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
VNSteel tiến vào kỷ nguyên xanh
Sáng 24/1, trong khuôn khổ hội nghị kêu gọi đầu tư vì phát triển tăng trưởng xanh Thành phố, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng lãnh đạo Thành phố đã có buổi gặp gỡ các chuyên gia của Ngân hàng thế giới (World Bank).
Tại buổi gặp, hai bên đã trao đổi về cơ hội, thách thức, cách vận hành thị trường tín chỉ carbon hiện nay, cũng như giới thiệu về hệ thống tín dụng carbon mà World Bank đang triển khai trên toàn thế giới. Đồng thời thí điểm thành lập và kết nối hệ thống tín dụng carbon tại TP.HCM vào hệ thống mà World Bank đang triển khai.
World Bank sẽ hỗ trợ TP.HCM bắt kịp thị trường tín chỉ carbon
Ông Chandra Sinha, Chuyên gia trưởng toàn cầu về tài chính khí hậu cho biết ưu tiên của World Bank trong thị trường carbon hiện nay là tăng tốc thật nhanh và chuyển đổi.
Trong 6 tháng gần đây, World Bank đang đẩy mạnh phát triển thị trường carbon bởi đây là vấn đề được quan tâm. “Tại cuộc gặp của lãnh đạo các quốc gia gần đây tại Dubai, Chủ tịch World Bank đã khẳng định thị trường carbon là nguồn lực quan trọng để thu hút tài chính tư nhân trên toàn cầu và để tài trợ cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam muốn chuyển đổi năng lượng”, ông nói.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng lãnh đạo Thành phố đã có buổi gặp gỡ các chuyên gia của Ngân hàng thế giới. Ảnh: Ngô Tùng |
Theo ông Chandra Sinha, ý tưởng của thị trường tín dụng carbon là để có thể chuyển giao các nguồn lực sang khu vực tư nhân và lấy nguồn tài chính từ thị trường tín dụng carbon trên thế giới, giúp chúng ta đạt được mục tiêu về cân bằng carbon.
“Việc này đòi hỏi sự tham gia của chính phủ các nước để thực hiện các mục tiêu của hội nghị Paris về biến đổi khí hậu”, Chandra Sinha nói thêm.
Chuyên gia đến từ World Bank cũng khẳng định đội ngũ của World Bank đang làm việc cùng các đối tác như TP.HCM để tìm cơ hội cho thị trường này và tìm nguồn tài trợ để chuyển đổi sang phát triển carbon thấp, đem lại lợi ích cho Thành phố và Việt Nam.
“Chủ tịch World Bank đã gửi thư chính thức mời Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thị trường tín dụng carbon ở cấp độ quốc gia và cấp tỉnh, thành phố - nơi nào có tiềm năng thì có thể tham gia ngay vào thị trường carbon”, ông Chandra Sinha nói thêm.
Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia World Bank tại Việt Nam cũng cho biết việc phát triển thị trường carbon thay đổi hằng ngày. Vì vậy, Thành phố cần cập nhật thông tin về quá trình vận động của thị trường và hành động nhanh chóng để bắt kịp xu hướng của thị trường.
“World Bank sẽ hỗ trợ Thành phố trong bắt kịp thị trường này”, bà nói đồng thời cho rằng Thành phố cần mạnh dạn hơn nữa để thay đổi chính mình và trở thành thành phố xanh và thị trường carbon là cách để làm được việc này.
Tại cuộc gặp, ông Darryl Dong, Giám đốc phát triển kinh doanh, Công ty tài chính quốc tế (IFC) khẳng định IFC có sự quan tâm đến TP.HCM và sẽ giúp Thành phố huy động nguồn lực từ IFC và các đối tác bên ngoài, khu vực tư nhân cũng như thay đổi về mặt thể chế để triển khai dự án.
IFC cũng sẽ hỗ trợ để Thành phố phi carbon hóa và tạo ra những đối tác ở bình diện thế giới; mang đến cho Thành phố các nguồn tài chính xanh và bền vững để triển khai các dự án này. IFC cũng có thể giúp khơi thông nguồn lực, có các nguồn viện trợ không hoàn lại để tạo đà cho các dự án.
TP.HCM mong World Bank giúp đỡ nguồn lực ban đầu
Trao đổi lại ý kiến của các chuyên gia, Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi cho biết Thành phố rất quan tâm và sẽ tích cực tham gia để thực hiện mục tiêu giảm phát thải và tham gia thị trường tín chỉ carbon.
Thành phố cũng muốn cùng World Bank và các chuyên gia giúp Thành phố chi tiết hơn trong việc xác định các loại hình tín chỉ carbon và tập trung xây dựng Thành phố như một khung tổng thể để có thể giao dịch được trên thị trường quốc tế.
Chủ tịch UBND TP.HCM mong muốn World Bank giúp đỡ nguồn lực ban đầu để Thành phố phát triển thị trường tín chỉ carbon. Ảnh: Ngô Tùng |
Ở đây, World Bank có thể tập trung để giúp cho Thành phố có kế hoạch cụ thể, trong đó có khung chiến lược, khung tiêu chuẩn, khung chính sách. Những việc cần làm phải có lộ trình, có quy định để các bên tham gia để tuân thủ thực hiện. Thành phố cũng có những chính sách cho giai đoạn đầu để hỗ trợ cho công việc này.
“Đối tượng tham gia vào thị trường carbon này là một số tổ chức và các doanh nghiệp. Thành phố sẽ đẩy mạnh truyền thông để doanh nghiệp chấp nhận và áp dụng các tiêu chuẩn, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực, chuyển đổi công nghệ, chuẩn bị cho doanh nghiệp hiểu biết về luật chơi, cách ứng xử khi tham gia”, ông Mãi nói.
Chủ tịch UBND TP.HCM mong muốn World Bank giúp đỡ nguồn lực ban đầu để Thành phố phát triển thị trường tín chỉ carbon.
Ngoài các khoản hỗ trợ, ông Mãi cho biết Thành phố cũng sẽ dành phần ngân sách để làm việc này. Bởi Nghị quyết 98 có rất nhiều nội dung có thể thực thi như huy động nguồn tài chính lớn, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, thu hút đầu tư vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
“Thành phố mong muốn thông qua Nghị quyết 98 huy động nguồn lực để tập trung hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại Thành phố. Khi có Trung tâm sẽ thu hút được nhiều nguồn lực hơn nữa đầu tư vào Thành phố”, ông nói đồng thời cho biết Thành phố cũng xây dựng các đề án đề xuất huy động nguồn lực tài chính lớn để thực hiện các đầu việc lớn của thành phố. Đơn cử như xây dựng hệ thống metro, Thành phố phải huy động nguồn lực đủ lớn với cách làm phù hợp để hoàn thiện hệ thống này.
-
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế -
Hành trình tiến đến Net Zero của Heineken Việt Nam -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
Xoay vốn cho chuyển đổi kép
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025