Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Chủ tịch UBND TP.HCM: Phải có hành động cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp
Trọng Tín - 23/07/2020 16:48
 
“Hơn lúc nào hết, bây giờ là lúc phải hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp để họ vượt qua khó khăn, phải có hành động cụ thể như gặp gỡ, bơm vốn, chính sách thuế như thế nào”.
toed
TP.HCM đang triển khai mạnh mẽ các phương án khôi phục kinh tế sau dịch Covid-19

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn thành phống đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, diễn ra vào ngày 23/7.

Theo ông Nguyễn thành phống, đại dịch Covid-19 đã khiến tình hình kinh tế thành phố bị ảnh hưởng, điều này tác động đến tốc độ tăng trưởng bình quân của thành phố chỉ còn khoảng 2% trong 6 tháng đầu năm 2020 trong khi đó tốc độ tăng trưởng bình quân những năm trước là trên 8%.

Đặc biệt, lĩnh vực du lịch vốn là ngành chiếm 60% trong tổng cơ cấu kinh tế của thành phố nay bị tác động nặng nề. Trong năm 2019, du khách nước ngoài đến TP có 8,6 triệu người, thời gian lưu lại bình quân 3,6 ngày, mức tiêu tiền bình quân 150 USD/người/ngày. Như vậy, 6 tháng đầu năm 2020, khi du lịch đã ảnh hưởng mạnh đến tổng cầu của thành phố.

Người đứng đầu chính quyền TP.HCM cho biết, lĩnh vực du lịch đang triển khai mạnh mẽ các phương án khôi phục sau dịch Covid-19. Trong đó, kích cầu du lịch nội địa và tăng cường liên kết vùng trong lĩnh vực du lịch để tạo đà tăng trưởng.

“Chúng ta không hy vọng sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng như dự báo ban đầu là 8,3-8,5%/năm. Nhưng bằng mọi giải pháp, thành phố phải hướng đến kịch bản tăng trưởng cao nhất là 5%. Phải tích cực hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh sau dịch để đạt được mục tiêu đó”, ông Phong nói và yêu cầu tổ công tác phải có những giải pháp cụ thể.

ông Nguyeencx Thành Phong
Ông Nguyễn thành phống yêu cầu các sở ngành triển khai những giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp, không chỉ dừng lại ở những khẩu hiệu chung chung

“Hơn lúc nào hết, bây giờ là lúc phải hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp để họ vượt qua khó khăn. Không thể cứ nói đồng hành, hỗ trợ chung chung mà phải có hành động cụ thể như gặp gỡ, bơm vốn, chính sách thuế như thế nào...”, ông Phong nhấn mạnh và chỉ đạo Sở Kế hoạch đầu tư thành phố phải có giải pháp sâu sát theo từng tháng, từng quý. Trong đó nhấn mạnh phải dự báo được với tình hình đơn hàng bị cắt giảm thì sẽ có bao nhiêu doanh nghiệp giải thể, bao nhiêu người lao động bị mất việc làm. Phải có giải pháp cụ thể tùy vào tình hình của mỗi địa phương, mỗi quận, huyện.

Trong 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm GRDP của thành phố ước tăng khoảng 2% so với cùng kỳ, trong đó cùng kỳ tăng 7,86%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giảm 37% so với cùng kỳ; ngành lưu trú, ăn uống giảm 47,3%; ngành du lịch, lữ hành giảm 71,2%. Khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể tăng 10,89% và ngưng hoạt động tăng 40,57% so với cùng kỳ.
Tính đến ngày 30/6, thu ngân sách của TP.HCM đạt 164.000 tỷ đồng, đạt 40,21% so với dự toán. Khối lượng đầu tư công được giải ngân trên thực tế đạt 9.917 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 20,7 tỷ đô la Mỹ. Ngành hàng dịch vụ vẫn duy trì tốc độ tăng cao, dịch vụ y tế tăng 11,56%, tài chính ngân hàng tăng 7,82%, khoa học công nghệ tăng 7,13%, thông tin truyền thông tăng 7,26% so với cùng kỳ.
Trong 6 tháng đầu năm, thành phố có hơn 18.000 doanh nghiệp được cấp phép thành lập với tổng số vốn đăng ký là hơn 246.000 tỷ đồng, tính chung tổng đăng ký và bổ sung là hơn 438.000 tỷ đồng, chỉ giảm 3% so với cùng kỳ.
TP.HCM: Đổ hàng chục tỷ đầu tư cơ sở kinh doanh, 4 doanh nghiệp kêu cứu khẩn cấp
Bốn doanh nghiệp tại TP.HCM vừa có đơn kêu cứu khẩn cấp gửi các bộ, ngành và cơ quan chức năng.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư