-
Còn dư địa cho chính sách tiền tệ nới lỏng -
Thị trường chứng khoán trước biến số từ Fed -
Rủi ro tiềm ẩn với ngành tài chính - ngân hàng trước sự phát triển của công nghệ -
Nhà đầu tư cá nhân và tổ chức vẫn ngại rót vốn vào trái phiếu -
Doanh nghiệp tổn thất do bão Yagi, Bảo hiểm Agribank tăng tốc xác định thiệt hại, bồi thường -
Vietbank và “cú đúp” trong ngày khai trương phòng giao dịch Vietbank Thuận An
TIN LIÊN QUAN | |
Sẽ có thêm hơn chục ngân hàng tham gia sáp nhập | |
Hậu đổi tên, VietCapitalBank lại tính chuyện sáp nhập | |
Sau sự cố, Vietcombank mở thêm kênh thông tin với khách hàng |
Chủ tịch HĐQT VCB Nguyễn Hòa Bình |
Vẫn “giấu” đối tác sáp nhập
Đã “đánh tiếng” từ trước về vấn đề sáp nhập, nên chủ đề này được các cổ đông của VCB rất quan tâm và đặt câu hỏi chất vấn với lãnh đạo VCB.
Trả lời câu hỏi này, Chủ tịch HĐQT VCB Nguyễn Hòa Bình cho biết, xu hướng mua lại sáp nhập là tất yếu nhưng chưa thể công bố đối tác sáp nhập tại ĐHCĐ lần này vì chưa thể tìm được đối tác phù hợp và cũng chưa thể xác định được thời gian nào sẽ sáp nhập.
Tuy vậy, Chủ tịch VCB khẳng định, việc sáp nhập chắc chắn sẽ xảy ra. Hiện tại, VCB đang chuẩn bị cho khả năng đó và sẽ tiến hành sáp nhập khi có điều kiện thích hợp.
Liên quan đến những ngân hàng mà VCB đang sở hữu, ông Bình cho biết, Vietcombank đang nắm khoảng 8% Eximbank, hơn 8% MB và nắm vốn 1 số ngân hàng nhỏ khác. Định hướng của Vietcombank là sẽ thoái vốn khi thị trường thuận lợi nhưng giữ lại một số ngân hàngtốt như MB và Eximbank.
Một vấn đề nữa được cổ đông đặc biệt quan tâm là tỷ lệ cho vay khối doanh nghiệp nhà nước ngày càng cao. Nghi ngại này là có cơ sở bởi nửa đầu năm 2013, tín dụng VCB vẫn chưa lên nổi mặt đất trong khi đến cuối năm đã tăng tới 14,5% với các hợp đồng tín dụng “khủng” ký kết với các DNNN.
Ông Nguyễn Hòa Bình thừa nhận, dư nợ cho vay khối DNNN tăng trưởng tới 32% năm 2013 trong khi tăng trưởng chung của ngân hàng này chỉ là hơn 14,6%. Tuy nhiên, lãnh đạo VCB khẳng định, việc cho vay các DNNN đảm bảo an toàn.
“Lý do cho vay khối DNNN cao là trong số các khách hàng DNNN có tới 90% được xếp hạng 3A và 2A. Tỷ lệ nợ xấu của khối này tại Vietcombank cũng rất thấp" - Ông Bình giải thích.
Về lo ngại nợ xấu “ảo” của Vietcombank, ông Nghiêm Xuân Thành, Tổng Giám đốc VCB cho biết, VCB đã thử phân loại nợ theo Thông tư 09/2014/TT-NHNN và thấy con số chênh lệch so với hiện tại chỉ khoảng 1%. Do đó, VCB tự tin với chỉ tiêu nợ xấu năm 2014 dưới 3%. Dự kiến, năm 2014 Vietcombank sẽ bán 1.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC.
Lãnh đạo đề nghị nhận lương 1,2 tỷ đồng/người
Báo cáo tại ĐHCĐ sáng nay, bà Lê Thị Hoa, Ủy viên HĐQT cho biết, lợi nhuận sau thuế của VCB năm 2013 là 4.273 tỷ đồng, lợi nhuận phân phối là 4.267 tỷ đồng. Sau khi trích lập Quỹ Dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ Dự phòng tài chính và Quỹ khen thường, phúc lợi, HĐQT VCB đề nghị chia cổ tức bằng tiền mặt là 12%. Đồng thời, VCB sẽ chia cổ phiếu thưởng 15% vào tháng 7 tới nếu được NHNN cho phép.
Tại Đại hội, HĐQT VCB cũng trình thông qua mức thù lao khá “khủng” cho các thành viên HĐQT và Ban kiểm soát năm 2013. Cụ thể, Nghị quyết ĐHCĐ thường niên lần thứ 6 của Ngân hàng ngày 25/4/2013 đã phê duyệt mức thù lao đối với HĐQT và Ban Kiểm soát năm 2013 bằng 0,35% lợi nhuận sau thuế.
Trong tổng mức thù lao của HĐQT và Ban kiểm soát năm 2013 theo Nghị quyết ĐHCĐ thường niên lần thứ 6 là 15,322 tỷ đồng (bằng lợi nhuận sau thuế x 0,35%). Như vậy, trung bình, mỗi lãnh đạo cấp cao tại của Vietcombank nhận 1,2 tỷ đồng/người/năm, tương ứng 100.000 triệu đồng/người/tháng.
Theo phân tích của một số chuyên gia ngân hàng, mức phân phối lợi nhuận như trên là hợp lý. “Nếu so với ngân hàng sắp sáp nhập là Southerbank (trả lương cho HĐQT 120.4 triệu đồng/người/tháng) thì mức lương lãnh đạo VCB không phải là quá đáng. Hơn nữa, thành viên trong ban lãnh đạo Vietcombank đều nắm giữ lượng cổ phiếu VCB khá thấp (cổ đông chính của VCB là Nhà nước và Ngân hàng Mizuho), cổ tức ít. Do đó, việc trả lương cao cho những thành viên này là phù hợp”.
Được biết, năm 2014, HĐQT VCB cũng đề xuất ĐHCĐ phê duyệt mức thù lao như năm 2013: 0,35% lợi nhuận sau thuể.
Ông Nghiêm Xuân Thành, Tổng giám đốc Vietcombank cho biết, năm 2014, ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 11%, tín dụng tăng 13%, huy động vốn từ nền kinh tế tăng 13%, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, lợi nhuận trước thuế 5.500 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2013. Do lợi nhuận giảm, cổ tức cũng giảm còn 10%.
Được biết, trong quý I/2014, tín dụng VCB tăng khoảng 1,71%, cao hơn so với 1% toàn ngành.
Hà Tâm
-
Doanh nghiệp tổn thất do bão Yagi, Bảo hiểm Agribank tăng tốc xác định thiệt hại, bồi thường -
Vietbank và “cú đúp” trong ngày khai trương phòng giao dịch Vietbank Thuận An -
Thời tiền rẻ chưa tới, đừng mơ các lớp tài sản “phi nước đại” -
Thêm ngân hàng bán vàng qua ứng dụng, giá vàng dự báo khó tăng mạnh -
Bảo hiểm BIDV ghi nhận 500 vụ tổn thất, ước bồi thường gần 200 tỷ đồng -
Vàng giằng co quanh ngưỡng tâm lý 2.500 USD/ounce, tỷ giá quay đầu nhích tăng -
Moody's giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của SeABank ở mức Ba3 và triển vọng ổn định
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang
- Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
- C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi
- RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”