
-
Manulife phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế Thế giới phát động cuộc thi “Đổi mới vì Tương lai Dân số châu Á”
-
SUEZ và Sonadezi hợp tác chiến lược cung cấp giải pháp môi trường tích hợp cho khu công nghiệp tại Việt Nam
-
Hải Phòng tiên phong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững
-
Xây khuôn khổ pháp lý cho sàn giao dịch các-bon trong nước
-
Triển khai ESG, yêu cầu cấp thiết với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa -
Samsung Việt Nam khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow năm 2025, tập trung vào phát triển bền vững
![]() |
Nhà hàng Noir - Dining in the dark. |
Nhân viên an toàn, doanh nghiệp tồn tại
Là doanh nghiệp dịch vụ hoạt động với mục tiêu tạo tác động xã hội, lao động chủ yếu là người khiếm thị và khiếm thính, Journey of the Senses đã góp phần tạo thu nhập cho người khuyết tật, làm giảm bớt gánh nặng đối với gia đình họ và xã hội.
Hầu hết các thương hiệu thuộc Journey of the Senses, như Nhà hàng Noir, Đu đủ Xanh, Noir Spa… đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Nhưng Vũ Anh Tú, đồng sáng lập Journey of the Senses cho biết, đến nay, Công ty chưa cắt giảm lao động hay lương của nhân viên nào. Dù vậy, do không có nhiều khách hàng để phục vụ, một số nhân viên cũng chọn tự nguyện nghỉ việc và tìm kiếm công việc làm thêm khác.
Các doanh nghiệp đều dành mối quan tâm đặc biệt cho việc duy trì dòng tiền, song với các doanh nghiệp tạo tác động xã hội như Journey of the Senses, họ còn đặc biệt lo lắng đến việc giữ an toàn cho người lao động.
“Cân bằng giữa yếu tố kinh doanh và an toàn cho người lao động là khó khăn mang tính thử thách rất lớn”, Anh Tú chia sẻ.
Sở dĩ Journey of the Senses có thể duy trì hoạt động là nhờ đã hình thành Quỹ dự phòng. Cộng với các giải thưởng từng đạt được, Quỹ dự phòng dùng cho những trường hợp bất đắc dĩ hoặc tái đầu tư của Journey of the Senses đã phát huy tối đa giá trị trong thời điểm hiện nay, với đối tượng thụ hưởng đầu tiên là người lao động.
Liên tục nhắc đến yếu tố con người, ông Trần Mạnh Huy, đồng sáng lập, giám đốc vận hành VBPO (tại Đà Nẵng) trăn trở về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp để nhân viên hiểu được rằng, doanh nghiệp nào cũng đang trong giai đoạn rất khó khăn và nội bộ các tổ chức phải tự bảo vệ lấy mình.
VBPO hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, có khoảng 1.000 nhân viên, trong đó gần 30% là người khuyết tật, người yếu thế.
Ông Huy cho rằng, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng, cần tập trung vào thời điểm này. Bởi chỉ cần một nhân viên không đoàn kết, không hiểu được sự nguy hiểm của Covid-19, thì khả năng lây nhiễm sẽ rất cao, kéo theo đó là hệ lụy phải đóng cửa công ty.
Để chống đỡ Covid-19, VBPO dựa vào quy tắc “4 ít”: ít người, ít vốn, ít tồn kho, ít mặt bằng. “Ít người” nghĩa là chia ca, chỉ có 20 - 25% tổng số nhân viên đến văn phòng làm việc, từ đó có thể giảm chi phí mặt bằng. Cùng với đó, VBPO chọn phát triển các sản phẩm, dịch vụ có tỷ lệ tồn kho thấp và dùng công nghệ kéo giảm chi phí đến mức tối đa...
Nội lực sẽ giúp hồi sinh dòng tiền
“Việc trông chờ vào các gói hỗ trợ là rất khó, bởi hiện nay, Nhà nước đang phải dùng các nguồn lực để giải quyết rất nhiều vấn đề cấp bách như cách ly, vắc-xin… Vì vậy, đây là giai đoạn doanh nghiệp phải thể hiện được nội lực của mình”, ông Trần Mạnh Huy nói. Giám đốc vận hành VBPO tin rằng, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố chính trong việc phát triển nội lực. Khi xây dựng được văn hóa doanh nghiệp phù hợp và hiệu quả, tính tự giác, trách nhiệm của nhân viên sẽ được phát huy tối đa.
Ví dụ, đến kỳ lương, thay vì nhận 100% lương trong một lần, nhân viên tự nguyện chỉ nhận khoảng 80%, đủ để trang trải nhu cầu chi tiêu cơ bản, phần còn lại cho công ty nợ. Ông Huy cho biết, rất nhiều nhân viên của VBPO tự nguyện làm việc này và ngay lập tức, họ góp phần tác động tích cực đến sự hồi sinh dòng tiền cho doanh nghiệp.
Với VBPO, trong trường hợp này, nhân viên không chỉ là “chủ nợ” mà còn là chủ nhân của các hành động chống lại sự lãng phí đang “nhỏ giọt” mỗi ngày như ý thức tắt điện, máy lạnh khi không sử dụng… Thêm vào đó, khi đồng lòng và ý thức được sự đoàn kết rất quan trọng trong giai đoạn thách thức hiện nay, nhân viên có thể đưa ra các sáng kiến, góp ý cải tiến sản phẩm.

-
Hà Nội phấn đấu năm 2025 trồng mới hơn 700.000 cây xanh -
SUEZ và Sonadezi hợp tác chiến lược cung cấp giải pháp môi trường tích hợp cho khu công nghiệp tại Việt Nam -
Từ động đất Myanmar, nhìn lại khả năng chống chọi thiên tai của Việt Nam -
Hải Phòng tiên phong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững -
Xây khuôn khổ pháp lý cho sàn giao dịch các-bon trong nước -
Triển khai ESG, yêu cầu cấp thiết với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa -
Samsung Việt Nam khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow năm 2025, tập trung vào phát triển bền vững
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển