-
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu -
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp -
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ
Vốn ngoại nhắm vào nợ xấu bất động sản, ngân hàng
Theo ông Sameer Goyal, chuyên gia tài chính cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, nhiều khoản nợ tuy “xấu” trong mắt các ngân hàng Việt Nam, nhưng lại rất hấp dẫn với các nhà đầu tư ngoại. Do đó, để xử lý nợ xấu nhanh chóng, Việt Nam nên mở cửa cho nước ngoài tham gia như cách Thái Lan, Malaysia… đã làm.
Hiện có rất nhiều nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hồng Kông, Malaysia… đặc biệt quan tâm đến nợ xấu bất động sản Việt Nam |
Ông Sameer Goyal cho hay: “Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn mua nợ bất động sản Việt Nam, nhưng họ không biết mua theo cách nào. Họ chưa tiếp cận được thông tin về tài sản, chưa thể định giá, chưa biết rõ về chính sách, cách xử lý tài sản đó ra sao để có thể có lợi”.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn, TS. Lê Xuân Nghĩa cũng khẳng định, hiện có rất nhiều nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hồng Kông, Malaysia… đặc biệt quan tâm đến nợ xấu bất động sản Việt Nam. Họ coi đây là cơ hội trăm năm để sở hữu bất động sản lâu dài ở Việt Nam với giá vừa phải.
Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, họ chỉ quan tâm một số loại bất động sản nhất định, như khách sạn, văn phòng và mặt bằng bán lẻ và chỉ ở những vị trí nhất định. Do đó, nếu khoản nợ xấu bất động sản nào rơi vào vùng quan tâm này thì sẽ rất dễ bán cho nước ngoài.
Dẫu vậy, bán nợ cho nước ngoài, không phải muốn là làm được, nhất là với cơ chế pháp lý về sở hữu bất động sản tại Việt Nam hiện nay. Trước đây, Thái Lan, Malaysia cũng đã phải thay đổi luật, cho phép người nước ngoài được sở hữu bất động sản để đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu.
“Nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam không phải để làm từ thiện. Nếu bỏ tiền ra mua một món nợ, thì họ phải sở hữu, phải nắm giữ được tài sản đó để có thể kiếm lợi nhuận”, ông Sameer Goyal nói thêm.
Cùng với bất động sản, ngân hàng cũng là lĩnh vực mà nhiều nhà đầu tư ngoại đang nhắm tới. “Nếu như tới đây, Việt Nam nới tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong một ngân hàng nội địa lên 49%, thì chắc chắn, luồng vốn sẽ đổ vào mạnh hơn. Trường hợp Tập đoàn tài chính UOB của Singapore muốn mua lại Ngân hàng GPBank của Việt Nam là một ví dụ”, ông Sameer Goyal phân tích.
Có thể “tự xử” 70 - 75% nợ xấu đến năm 2015
Việt Nam không chỉ đang nỗ lực vực dậy nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản. Bằng chứng là từ năm 2012 đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thị trường, ngay cả Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) ra đời cũng với mục tiêu nhắm vào các khoản nợ có tài sản bảo đảm bằng bất động sản.
Nhận thấy khả năng kiếm lời béo bở từ thị trường bất động sản, nên việc các nhà đầu tư ngoại nhăm nhe nhảy vào không có gì là ngạc nhiên. Tương tự, với lĩnh vực ngân hàng, việc nới “room” lên tới 49% cho vốn ngoại cũng là cơ hội hiếm có.
Tuy nhiên, việc bán nợ xấu cho nước ngoài chưa thể sớm thực hiện. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch thường trực VAMC khẳng định, thời gian qua, rất nhiều tổ chức nước ngoài đặt vấn đề mua nợ xấu của Việt Nam. Tuy nhiên, VAMC chưa đặt vấn đề mua, bán nợ với bất cứ tổ chức nào.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, trong vài năm tới, Việt Nam chưa thể trông đợi vào bán nợ cho nhà đầu tư nước ngoài. Nói cách khác, những rào cản về pháp lý, thủ tục bán nợ xấu, tỷ lệ sở hữu cổ phần, quyền nắm giữ đất đai… với nhà đầu tư nước ngoài chưa thể sớm tháo gỡ.
Trong khi đó, không ít ý kiến cho rằng, Việt Nam không nên bán rẻ nợ xấu cho nước ngoài, mà trước hết phải tận dụng nguồn nội lực để xử lý nợ.
TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, từ nay đến năm 2015, Việt Nam có thể xử lý 70 - 75% nợ xấu. Theo tính toán của ông Kiên, hiện nợ xấu của toàn hệ thống khoảng 200.000 tỷ đồng. Trong đó, số nợ xấu có thể được xử lý từ nay đến năm 2015 là 140.000 tỷ đồng nhờ nguồn trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng và thông qua VAMC (VAMC dự kiến xử lý được 80.000 - 100.000 tỷ đồng nợ xấu).
Song theo ông Sameer Goyal, nợ xấu của Việt Nam rất có thể lớn hơn con số 200.000 tỷ đồng. Với quy mô nợ xấu như vậy, cần tính toán kỹ việc có mở cửa cho nước ngoài mua nợ hay không, nhất là trong các lĩnh vực ngân hàng và bất động sản.
Hà Tâm
-
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024