
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng
-
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
-
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp
-
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan
![]() |
4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu dệt may giảm 6,6% so với cùng kỳ, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức giảm 14-15% của một số quốc gia xuất khẩu trong khu vực |
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đại diện các Bộ, ngành tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp: “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế” sáng 9/5, ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) thông tin, giống như nhiều ngành sản xuất khác, ngành dệt may đã "ngấm đòn" dịch bệnh, xuất khẩu 4 tháng chỉ đạt 10,7 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ, thặng dư thương mại 4 tháng đầu năm đạt 5,38 tỷ USD, giảm 3,19%.
Tuy nhiên, so với nhiều quốc gia xuất khẩu dệt may lớn ngành dệt may vẫn đang nỗ lực cầm cự. Thời gian qua, khó khăn là thế nhưng doanh nghiệp dệt may vẫn chưa phải đóng cửa sản xuất. Dù tăng trưởng sụt giảm đáng kể, nhưng mức giảm 6,6% trong 4 tháng qua vẫn thấp hơn các quốc gia xuất khẩu khác, với mức giảm 14-15%.
Đặc biệt, số lượng lao động mất việc làm hiện đang dừng ở mức 20.000 lao động, thay vì mức 40.000 lao động mất việc như dụ báo đưa ra từ trước đó.
"Đã có khủng hoảng thì chắc chắn có tổn thương. Tuy nhiên, ngành dệt may đã xác định rõ 2 tài sản cần bảo vệ trong dịch bệnh là người lao động và vị thế của dệt may trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, thành công của giai đoạn chống dịch vừa qua là sự kiểm soát tốt của Chính phủ, cùng sự vào cuộc của các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, với Vinatex là sự hỗ trợ thiết thực của Vietcombank.", ông Trường nói.
Ngoài ra, với tinh thần chủ động giảm bớt khó khăn, ngành dệt may Việt Nam đã phối hợp với các tổ chức dệt may trên thế giới thuyết phục các nhà mua hàng trên thế giới cùng chia sẻ rủi ro, thanh toán tiền công lao động.
Ông Trường phân tích, thời gian tới, hành vi tiêu dùng của thế giới chưa biết biến chuyển như thế nào. Cầu dệt may chắc chắn sẽ giảm mạnh sau khi dịch bệnh được khống chế, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam trong năm 2020 dự báo có thể giảm 20%.
Với đặc thù của ngành sử dụng nhiều lao động, chi phí tiền lương và công đoàn, bảo hiểm xã hội lớn, Vitas kiến nghị được miễn phí bảo hiểm xã hội và công đoàn phí năm 2020; kiến nghị Quốc hội sớm phê duyệt Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), các Bộ, ngành chuẩn bị hướng dẫn về thực thi EVFTA để doanh nghiệp kịp thời nắm bắt.
Trước đó, khẳng định Covid-19 đã ảnh hưởng tới hầu hết doanh nghiệp và quy mô toàn ngành, Vitas đưa ra 3 kịch bản xuất khẩu trong năm 2020. Kịch bản lạc quan nhất thì kim ngạch xuất khẩu cả năm sẽ đạt 35 tỷ USD, giảm 10% so với 2019. Kịch bản hiện thực nhất là khoảng 33,5 tỷ USD và thấp nhất 30-31 tỷ USD.

-
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên -
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững -
Quý I/2025, TKV cấp 10,8 triệu tấn than cho điện -
Quý I/2025, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu đạt 72,2 tỷ kWh -
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort