Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 24 tháng 11 năm 2024,
Chưa có kế hoạch tắt sóng 2G
Hữu Tuấn - 22/04/2016 14:46
 
Ngày 22/4, CụcTần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã có công văn phúc đáp Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam về việc thu hồi tần số 2G.

Theo Cục tần số vô tuyến khẳng định: Theo Thông tư số 04/2015/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông “Quy định írỉển khai hệ thống thông tin di động IMT trẽn các băng tân 824-835 MHz, 869-915 MHz, 925-960 MHz, 1710-1785 MHz và 1805-1880 MHz”, doanh nghiệp viễn thông được phép triên khai đông thời hệ thống thông tin di động GSM (2G) và IMT-2000 (3G) trên băng tần 900 MHz; triển khai đồng thời hệ thống thông tin di động 2G và IMT-Advanced (4G) trên băng tần 1800 MHz. Như vậy, hệ thống thông tin di động 2G vẫn đang được cấp phép hoạt động song song với các hệ thống di động 3G/4G.

"Hiện nay, công nghệ và dịch vụ di động 2G vẫn đóng vai trò quan trọng trong thị trường viễn thông tại Việt Nam và trên thế giới. Mặc dù số lượng thuê bao di động 2G có giảm nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong số lượng thuê bao di động. Do vậy, trong thời gian tới mạng thông tin di động 2G vẫn tiếp tục được duy trì. Bộ Thông tin và Truyền thông đang tiếp tục nghiên cứu xu hướng phát triển của các công nghệ di động, bao gồm công nghệ di động 2G, để có chính sách quản lý phù hợp", văn bản này khẳng định.

Hơn 300.000 phương tiện sử dụng thiết bị giám sát hành trình qua 2G
Hơn 300.000 phương tiện sử dụng thiết bị giám sát hành trình qua 2G

Cũng theo CụcTần số vô tuyến điện, cho tới nay, Bộ Thông tin và Truyền thông chưa nhận được kiến nghị bằng văn bản từ các doanh nghiệp viễn thông về việc ngừng cung cấp dịch vụ di đông 2G. Việc doanh nghiệp viễn thông muốn ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông (bao gồm dịch vụ thông tin di động 2G) đều phải thực hiện theo lộ Irình, đông thời phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viên thông theo quy định của Luật viễn thông và Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số diều của Luật viễn thông.

Trước đó, cuối năm 2015, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel đã kiến nghị cơ quan quản lý nên có lộ trình tắt 2G để giải phóng tần số cho 4G nhằm đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa mạng viễn thông, nhất là trong bối cảnh tài nguyên tần số đang khan hiếm.

Sau đó, một một Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cũng đã chia sẻ thông tin với một số cơ quan báo chí cho rằng, đề xuất tắt sóng 2G của Viettel là có lộ trình. Ở một số nước trong khu vực, chính phủ nước đó cũng đã yêu cầu nhà mạng tắt sóng 2G và đó là xu thế. Hơn nữa, nếu cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tắt sóng 2G sẽ "giải phóng" được băng tần 900MHz hiện nay để đầu tư cho 4G, 5G… Đáng chú ý, vị Phó Tổng Giám đốc của Viettel cho biết, nhà mạng có thể trợ giá smartphone cho người tiêu dùng khi dừng phát sóng 2G…

Sau khi thông tin này được báo chí phản ánh, tháng 3/2016, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đã gửi văn bản kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Quản lý tần số Vô tuyến điện đề nghị cần có lộ trình “thu hồi tần số mạng 2G”.

Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, theo Luật Giao thông đường bộ 2008, phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình (TBGSHT). Từ đó đến nay, các phương tiện vận tải ô tô đã thực hiện việc gắn thiết bị trên xe. Trên thực tế, TBGSHT đã trở thành công cụ quản lý của các đơn vị vận tải, đồng thời giúp cho cơ quan quản lý nhà nước giám sát quản lý phương tiện nhằm đảm bảo trật tự ATGT. Tuy nhiên, các TBGSHT hiện nay hầu hết sử dụng loại linh kiện hoạt động trên nền tảng mạng 2G hoặc 2.5G. Nếu kiến nghị dừng cung cấp dịch vụ 2G được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận sẽ rất khó khăn cho việc quản lý và khai thác hơn 300.000 xe ô tô kinh doanh vận tải đã gắn TBGSHT.

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Quản lý tần số  xác định lộ trình thu hồi mạng di động 2G để nhà cung cấp TBGSHT và các đơn vị kinh doanh vận tải có thời gian nâng cấp chuyển đổi các TBGSHT đảm bảo khai thác liên tục, không bị gián đoạn.

Bên cạnh đó, phải có giải pháp kỹ thuật để duy trì hoạt động của các TBGSHT đang chạy trên nền mạng 2G (hoặc 2.5G) nhằm giảm bớt khó khăn cho các đơn vị cung cấp và sử dụng thiết bị này gắn trên ô tô.

Thử nghiệm băng tần 2G để tăng chất lượng 3G
Trách nhiệm của doanh nghiệp khi nâng cước dịch vụ 3G là phải đảm bảo được chất lượng dịch vụ, tuy nhiên, giải pháp khả thi nhất hiện nay...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư