-
Xuất cấp hơn 2.552 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ nhân dân tỉnh Sóc Trăng dịp Tết -
Chính phủ thông qua 2 dự án luật Tổ chức Chính phủ, Tổ chức chính quyền địa phương -
TP.HCM nghiêm cấm việc tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp -
Quảng Ngãi "chốt" chủ đề năm 2025 và phấn đấu tăng trưởng hai con số -
TP.HCM huy động 5 triệu tỷ đồng: Không lo thiếu vốn, quan trọng là dùng hiệu quả -
Khánh Hòa thực hiện Quy hoạch tỉnh với 7 giải pháp
Quốc hội đã thông qua Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). |
Với đa số đại biểu nhấn nút thuận, chiều 15/6 Quốc hội đã thông qua Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024.
Báo cáo giải trình, nội dung đầu tiên được Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đề cập liên quan đến quy định về danh hiêu vinh dự nhà nước "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú".
Trước đó, quá trình thảo luận, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đã đề nghị bổ sung đối tượng hoạt động trong các lĩnh vực nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học; bổ sung các “soạn giả” trong lĩnh vực sân khấu được xét hai danh hiệu trên. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng tình với đề xuất này.
Tuy nhiên, qua quá trình lấy ý kiến, vẫn còn ý kiến khác nhau nên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình cả 2 phương án (phương án 1 là đồng ý bổ sung, phương án 2 là giữ nguyên như luật hiện hành ) để đại biểu tiếp tục cho ý kiến.
Ông Cường cho biết, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu tại hội trường đồng ý với Phương án 1, trong đó một số đại biểu đề nghị làm rõ khái niệm “nghệ sĩ” để bảo đảm sự tường minh, đề nghị có đánh giá tác động việc mở rộng đối tượng xét tặng danh hiệu này để Quốc hội có căn cứ xem xét, quyết định.
Có ý kiến đề nghị giao Chính phủ quy định chi tiết về đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng đảm bảo không bỏ sót đối tượng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc rà soát để tiếp tục bổ sung người sáng tạo tác phẩm văn hóa, nghệ thuật thuộc đối tượng được xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” là cần thiết, đảm bảo nguyên tắc “công bằng” trong khen thưởng.
Tuy nhiên, đây là vấn đề mới, trong thời gian ngắn chưa thể đánh giá tác động kỹ lưỡng, đầy đủ. Do đó, sau khi lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Chính phủ, cơ quan chủ trì thẩm tra và các cơ quan, tổ chức liên quan là chỉ quy định trong Luật những vấn đề đã chín, đã kỹ, đã rõ.
Theo đó, khoản 1 Điều 66 được thiết kế gồm 2 điểm, điểm a kế thừa quy định các đối tượng của luật hiện hành đang được thực hiện ổn định.
Cụ thể là danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” để tặng cho cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật gồm:
a) Diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, quay phim, nhạc sĩ, họa sĩ, phát thanh viên;
Điểm b quy định "Người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này do Chính phủ quy định”.
Về hình thức khen thưởng, ông Cường cho biết có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung hình thức “Thư khen”.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hình thức “Thư khen” trong thời gian qua được thực hiện theo quy định của khoản 2 Điều 101 Luật Thi đua, khen thưởng hiện hành (khoản 1 Điều 81 dự thảo Luật), rất đa dạng, gắn với cá nhân người đứng đầu cơ quan, tổ chức, có tác dụng kịp thời biểu dương gương tốt, việc tốt, động viên, khuyến khích cá nhân, tập thể hăng hái thi đua, làm việc tốt, có nhiều hành động tốt.
Nếu luật hóa, một mặt, sẽ không tạo sự chủ động, linh hoạt; mặt khác, phải xác định chủ thể có thẩm quyền quyết định tặng; vị trí của “Thư khen” trong các hình thức khen thưởng; quy trình, thủ tục xét tặng; các tiêu chuẩn xét tặng trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc “không khen thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được” (điểm c khoản 2 Điều 5 dự thảo). Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin phép Quốc hội không luật hóa hình thức “Thư khen”.
Có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị danh hiệu dành cho gia đình nên là “Gia đình tiêu biểu” để phù hợp với danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết đã chỉ đạo giữ tên gọi danh hiệu “Gia đình văn hóa” như quy định của Luật hiện hành do danh hiệu này đã có từ lâu và đang thực hiện ổn định, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số tiêu chuẩn cho phù hợp với thực tiễn và quy định phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc xét các danh hiệu này phù hợp với đặc điểm của địa phương.
-
Xuất cấp hơn 2.552 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ nhân dân tỉnh Sóc Trăng dịp Tết -
Chính phủ thông qua 2 dự án luật Tổ chức Chính phủ, Tổ chức chính quyền địa phương -
TP.HCM nghiêm cấm việc tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp -
Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược
-
Quảng Ngãi "chốt" chủ đề năm 2025 và phấn đấu tăng trưởng hai con số -
TP.HCM huy động 5 triệu tỷ đồng: Không lo thiếu vốn, quan trọng là dùng hiệu quả -
Khánh Hòa thực hiện Quy hoạch tỉnh với 7 giải pháp -
Phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức -
Tổng thống Thụy Sĩ: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực -
Morocco sẽ là cầu nối thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam và các nước châu Phi -
Hà Nội thu ngân sách đạt 511.928 tỷ đồng
-
1 Chấp nhận kết quả nghiệm thu Bến số 5, 6 cảng Lạch Huyện trị giá 8.951 tỷ đồng -
2 Tăng trưởng kinh tế 2025 có ẩn số nằm ở xuất khẩu -
3 Kích hoạt thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư -
4 Chính sách kinh tế của ông Donald Trump sẽ ảnh hướng tới kinh tế vĩ mô của Việt Nam ra sao? -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/1
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa