
-
Sửa Luật Ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho địa phương tự chủ
-
Việt Nam và Hoa Kỳ thành lập đoàn đàm phán thương mại song phương
-
Hải Dương công bố chỉ số cải cách hành chính các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện năm 2024
-
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam
-
Ngày Hợp tác xã Việt Nam 11/4/2025: Kinh tế tập thể, hợp tác xã đóng góp khoảng 4,8% GDP cả nước -
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng gửi Thư chúc mừng kỷ niệm 79 năm ngày Hợp tác xã Việt Nam
![]() |
. |
Dấu ấn tư nhân rõ nét
18,5% là tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư của khu vực tư nhân trong năm 2018, cao gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI - đạt 9,6%) và cao hơn rất nhiều tốc độ 3,9% của khu vực nhà nước.
Tỷ trọng vốn của khu vực tư nhân trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội cũng ở mức cao nhất, là 43,3%, so với 33,3% của khu vực nhà nước và 23,4% của khu vực FDI.
“Khu vực tư nhân đang rất khởi sắc, cần có động thái, thậm chí tạo áp lực để không chỉ mở rộng dư địa, mà còn thúc đẩy khu vực này tiếp đà tăng tốc”, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trao đổi tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2018 và triển vọng 2019-2020: Vận hội mới – Yêu cầu mới”, diễn ra sáng qua (17/1).
Đầu năm 2018, ông Cung cũng có đề xuất này khi lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư của khu vực tư nhân tăng cao, tới 17,1%, vượt xa các thành phần kinh tế khác. Chỉ một năm trước đó, năm 2016, tốc độ này mới là 9,5%.
“Chính sự gia tăng đầu tư của khu vực tư nhân, cả tỷ trọng và tốc độ, đã tạo nên sự khác biệt lớn trong tăng trưởng kinh tế năm 2018 so với những năm trước đó. Đặc biệt, đã nổi lên các tập đoàn kinh tế tư nhân trong các ngành sản xuất, công nghệ, chứ không chỉ là bất động sản. Nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn, nổi bật, đi vào hoạt động không phải của doanh nghiệp nhà nước, mà do doanh nghiệp tư nhân thực hiện”, ông Cung phân tích.
Cơ chế hỗ trợ người thắng
Nhưng, những thay đổi về cơ chế, chính sách, đặc biệt cả môi trường kinh doanh dù rất mạnh mẽ trong năm 2018, song vẫn chưa đạt được như mong muốn. Đây là lý các khuyến nghị của CIEM cho năm 2019 tiếp tục nhấn mạnh vào cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ đổi mới, sáng tạo.
Báo cáo kinh tế vĩ mô quý IV/2018 của CIEM nhận định, một số bộ, ngành, địa phương còn thực hiện chậm hoặc chưa thực chất trên một số lĩnh vực, thể hiện ở mức độ cải thiện môi trường kinh doanh chưa đồng đều, cảm nhận của doanh nghiệp về sự cải thiện chưa cao; vẫn còn rào cản về điều kiện kinh doanh; cải cách các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành còn quá ít so với yêu cầu; tình trạng quản lý chồng chéo, quản lý không theo nguyên tắc rủi ro, chi phí kiểm tra chuyên ngành lớn… vẫn đang gây nhiều trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện giao dịch điện tử còn thấp.
“Đây là lý do tôi không tin cấp sở, ngành, địa phương sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng đề xuất những cải cách mạnh mẽ. Nhiều nơi vẫn hay nói chưa làm vì chưa có hướng dẫn. Nên kết quả cải thiện môi trường kinh doanh của năm 2019 này có thực chất như Chính phủ yêu cầu phụ thuộc vào các đề xuất, kiến nghị cụ thể cho các bộ, ngành”, ông Cung nói.
Cũng chính thách thức này khiến ông Cung cho rằng, cần phải có sự thay đổi cơ chế thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân theo tư duy mới.
“Tôi đã nghiên cứu, sẽ đề xuất cơ chế hỗ trợ người thắng, thay vì lựa chọn người thắng như hiện tại”, ông Cung nói.
Cụ thể, việc lựa chọn doanh nghiệp nhà nước để giao dự án, công trình quan trọng là cơ chế lựa chọn người thắng, chọn và hỗ trợ, thậm chí bơm vốn và có cơ chế đặc thù để thực hiện. Việc dễ dàng được chọn của doanh nghiệp nhà nước đã tạo nên hệ lụy về chất lượng, hiệu quả hoạt động của khu vực này.
“Hỗ trợ người thắng là cơ chế ngược lại. Doanh nghiệp đã thành công, đã được thị trường ghi nhận sẽ được quan tâm, tháo gỡ vướng mắc kịp thời để làm tốt hơn, mạnh hơn”, ông Cung nói. Cơ chế này, theo ông Cung, sẽ khuyến khích hàng ngàn doanh nghiệp tư nhân mạnh nhanh hơn, kéo theo sự phát triển của những doanh nghiệp khác. Đặc biệt, các doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực còn nhiều dư địa như thông tin - truyền thông, khoa học - công nghệ… sẽ có thêm cơ hội.
Bên cạnh đó, CIEM đề xuất chính sách tài khóa hướng nhiều hơn tới giảm chi phí cho doanh nghiệp, chứ không thể chạy song song chính sách tăng thu và hỗ trợ doanh nghiệp như năm vừa rồi.

-
Việt Nam và Hoa Kỳ thành lập đoàn đàm phán thương mại song phương
-
Hải Dương công bố chỉ số cải cách hành chính các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện năm 2024
-
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam
-
Ngày Hợp tác xã Việt Nam 11/4/2025: Kinh tế tập thể, hợp tác xã đóng góp khoảng 4,8% GDP cả nước
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng gửi Thư chúc mừng kỷ niệm 79 năm ngày Hợp tác xã Việt Nam -
Kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh -
Kỷ luật ông Trương Hòa Bình, cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng -
Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha -
Bộ Ngoại giao: Quyết định hoãn đánh thuế của Hoa Kỳ "là bước đi tích cực" -
Nam Định: Thông qua 8 nghị quyết về tài chính, đầu tư công và sắp xếp bộ máy -
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN dự hội nghị đặc biệt về thuế quan của Mỹ
-
Cơ hội sở hữu bất động sản vàng trong tầm tay tại Kita Airport City
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Du lịch - Khách sạn - Resort
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng