-
Hà Nội ban hành quy định mới về phí thăm quan di tích, bảo tàng -
Hà Nội thông qua kế hoạch biên chế năm 2025 -
TP.HCM muốn tăng trưởng 10% trong năm 2025, đầu tư toàn xã hội phải đạt 500.000 tỷ đồng -
Quảng Ninh có tân Chủ tịch UBND tỉnh -
TP.HCM mỗi năm chi hàng nghìn tỷ đồng trợ giá xe buýt nhưng hiệu quả rất thấp -
Tỉnh Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư
TS. Nguyễn Hữu Thọ, Trưởng ban Ban Phân tích và dự báo kinh tế, CIEM. |
Tại Diễn đàn Nhịp đập kinh tế Việt Nam 2024 với chủ đề "Định hướng tương lai: Điều chỉnh chiến lược và chính sách phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh quốc tế mới" do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức, TS Nguyễn Hữu Thọ, Trưởng ban Phân tích và dự báo kinh tế của CIEM cho biết, kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đạt mức tăng trưởng đáng khích lệ, dự kiến từ 6,8 - 7%.
Tăng trưởng kinh tế đang có đà từ các trụ cột thu hút FDI, thương mại và tiêu dùng nội địa, trong đó, thu hút FDI vẫn đang khả quan.
Đánh giá về thu hút FDI, ông Thọ cho biết, dòng chảy FDI đổ về ASEAN, châu Á vẫn là điểm sáng. 9 tháng năm 2024, FDI vào Việt Nam tăng trưởng hơn 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến ngày 31/9, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ, vốn thực hiện của dự án FDI ước đạt 17,3 tỷ USD, tăng 8,9%.
Tuy nhiên, ông Thọ chỉ ra bất cập: "Hiện nay, phạm vi tác động của FDI chưa đồng đều, chủ yếu tập trung vào 14 tỉnh, thành phố như: Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… Các địa phương này chiếm đến 74% tổng vốn FDI của cả nước. Ngược lại, có những địa phương chỉ có vài dự án FDI, tăng trưởng FDI tại nhiều nơi vẫn thấp".
Về xuất khẩu, ông Thọ nhận diện, cơ cấu kinh tế trong nước vẫn còn yếu và gặp khó khi mở rộng ra thị trường quốc tế. Xuất khẩu của khu vực trong nước còn thấp hơn nhiều so với khu vực FDI.
“Các “đầu tàu” kinh tế như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu có vẻ đang chạy chậm dần đều. Đơn cử, với TP.HCM, tỷ lệ đóng góp vào GDP cả nước năm 2023 thấp hơn 2,5% so với năm 2015. Tương tự, Bà Rịa - Vũng Tàu có tỷ lệ đóng góp vào GDP cả nước năm 2023 thấp hơn 2,2% so với năm 2015", ông Thọ nêu.
Đặc biệt, tình hình sức khỏe của khu vực doanh nghiệp chưa ổn định. Số lượng doanh nghiệp tăng thấp hơn kỳ vọng.
“Ở giai đoạn trước, cứ 100 doanh nghiệp tham gia vào thị trường thì có 50 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, như vậy, còn 50 doanh nghiệp bổ sung cho năm tiếp theo. Năm 2024, cứ 100 doanh nghiệp vào thị trường thì có tới 89 doanh nghiệp rời khỏi, như vậy, chỉ còn 11 doanh nghiệp tham gia vào năm tiếp theo”, ông Thọ phân tích.
Dự báo về triển vọng tăng trưởng cho năm 2025, theo đại diện CIEM, thu hút FDI và xuất khẩu vẫn tiếp đà tăng của 2024 và tiếp tục là động lực cho tăng trưởng.
Đặc biệt, thị trường xuất khẩu năm 2025 vẫn khả quan, tuy nhiên, các ngành xuất khẩu tiếp tục đối mặt với bất ổn địa chính trị, chi phí vận tải biển tăng, cùng đó là phòng vệ thương mại đang gây áp lực lớn cho hàng hóa xuất khẩu. Hiện, cứ 1,5 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu là có một vụ việc phòng vệ thương mại, trong khi trước đây là 2,5 tỷ USD mới có một vụ.
Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho rằng, bên cạnh tận dụng thời cơ tăng trưởng đến từ thu hút FDI và thương mại, cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi giúp nền kinh tế phát triển trong năm 2025, xóa bỏ bớt các rào cản làm hạn chế động lực tăng trưởng. Cùng đó phải đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả từ các dự án đầu tư công, từ đó dẫn dắt đầu tư tư nhân.
Đồng thời, cần định vị lại mục tiêu đến năm 2030 - 2040 để hoàn thiện thể chế một cách tốt nhất, hạn chế việc phải sửa đổi nhiều lần.
Để bức tranh kinh tế năm 2025 sáng hơn, bà Minh cho rằng, cần nhiều hơn nữa các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là doanh nghiệp tại vùng khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp quay lại thị trường, ưu tiên đầu tư vào những lĩnh vực tạo ra hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu.
Trong khi đó, các chuyên gia đến từ UNDP và Eurocham lưu ý, để chuẩn bị cho năm 2025 và nhiều năm tới, Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn cho đổi mới sáng tạo và nghiên cứu phát triển, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh “tốc độ” hơn, bởi đây là “đáp án” cho các doanh nghiệp, ngành sản xuất tận dụng lợi thế xuất khẩu, duy trì tăng trưởng trưởng bền vững.
Ông Stuart Livesay, Đồng chủ tịch Ủy ban tăng trưởng xanh Eurocham Việt Nam nhấn mạnh: “Kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, nhưng tăng trưởng sẽ không thể duy trì nếu các ngành sản xuất không chuyển đổi kịp thời để theo kịp các quy định mới về phát triển bền vững, dấu chân carbon mà các quốc gia EU đang đặt ra. Một trong những quy định cận kề nhất là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) được ban hành nhằm giảm phát thải carbon trong sản xuất”.
Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững là xu thế tại Việt Nam và toàn cầu. Theo báo cáo của McKinsey, doanh thu tạo ra từ các sản phẩm phát thải ròng bằng 0 có thể đạt đến 12.000 tỷ USD mỗi năm - từ năm 2030, cho thấy tiềm năng lớn và các doanh nghiệp toàn cầu luôn tiên phong tìm kiếm các giải pháp xanh, bền vững.
-
Tinh gọn bộ máy: Cần cơ chế vượt trội cho người sẵn sàng nghỉ -
Cuối tháng 2/2025, Quốc hội họp, sửa các luật liên quan đến tinh gọn bộ máy -
Bộ Giao thông Vận tải nêu quan điểm về Đề án thí điểm taxi bay tại Bình Định -
Ban Kinh tế Trung ương phải trở thành cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu -
Công nhận 8 xã vùng bãi ngang, ven biển thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn -
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến quy định về Quỹ Hỗ trợ đầu tư -
Hà Nội hoàn thành 23/24 chỉ tiêu kinh tế - xã hội
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh
- Ghi âm trong quá trình tư vấn bảo hiểm tại MAP Life: Minh bạch để bảo vệ quyền lợi khách hàng
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- Nên chọn Redmi Note 13 hay Redmi Note 14 cho dịp Tết 2025