
-
iPhone Fold: Bản lề siêu bền, màn hình phẳng hơn
-
VNG tăng trưởng doanh thu 22%, đạt hơn 9.200 tỷ đồng
-
VNPT cung cấp gói cước Internet tốc độ tối thiểu 300Mbps
-
iOS 18.4 có gì mới?
-
Trải nghiệm tiện lợi, nhanh chóng với dịch vụ công trực tuyến tại cửa hàng MobiFone -
Khuynh hướng đánh giá nhân sự bằng phân tích dữ liệu
Lễ cắt băng khai trương Trung tâm điều hành an ninh mạng CMC |
Cũng trong buổi khai trương, CMC đã tổ chức Tọa đàm “Nguy cơ khủng hoảng An toàn thông tin trong Kỷ nguyên số” đề cập đến các làn sóng tấn công mới trong cuộc đua số hóa do ông Triệu Trần Đức (Tổng Giám đốc CMC Infosec) và ông Nguyễn Huy Dũng (Cục phó Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin & Truyền thông) điều phối.
Trung tâm Điều hành An ninh SOC (Security Operation Center) được định nghĩa là một trung tâm điều hành an ninh mạng có nhiệm vụ theo dõi, phát hiện, cách ly, xử lý các sự cố và chịu trách nhiệm về mức độ an toàn của toàn bộ hệ thống thông tin của tổ chức với tần suất giám sát, hoạt động 24/7.
Theo CMC, trước sự leo thang của các cuộc tấn công mạng, công tác phòng thủ là điều cần chú tâm thực hiện để đề phòng những hậu quả khôn lường có thể xảy đến trong tương lai.
Thực tế này đòi hỏi sự ra đời của những đơn vị chuyên môn, những trung tâm đầu não có khả năng xử lý nhanh các sự cố và giám sát liên tục để phát hiện các bất thường dù là nhỏ nhất. Mô hình trung tâm điều hành an ninh mạng là nơi xây dựng các giải pháp tổng thể nhằm ứng phó với các cuộc tấn công được lên kế hoạch kỹ lưỡng.
CMC NextGen SOC, được phát triển hoàn toàn bới Công ty cổ phần An ninh an toàn thông tin CMC (CMC InfoSec). Đây là trung tâm điều hành an ninh mạng tích hợp thành công trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) và công nghệ Automation (tự động hóa) nhằm tối ưu hóa các hoạt động phát hiện tấn công, cách ly và phân tích lưu vết phục vụ điều tra số.
Cùng ngày, Tập đoàn Công nghệ CMC cũng khai trương Phòng thí nghiệm CMC LAB thuộc Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC (CIST) tại tầng 4 tòa nhà và tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu giữa Viện CIST và Phòng thí nghiệm trọng điểm Hệ thống tích hợp thông minh (SIS LAB) – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hệ thống phòng LAB của CMC là nơi tập trung nghiên cứu các giải pháp công nghệ mới theo xu thế SMACS (Social-Mobility-Analytic-Cloud-Security) như Security, Big Data, AI, IoT…. Nhằm tạo nên những giải pháp tối ưu cho các sản phẩm dịch vụ của Tập đoàn Công nghệ CMC.
Như vậy, trong vòng một tháng qua, CMC đã đồng loạt khánh thành cụm hạ tầng dịch vụ quan trọng, bao gồm tuyến cáp xuyên Đông Nam Á CVCS và Trung tâm Dữ liệu Data Center thứ 3 của CMC Telecom (khai trương ngày 7/12/2017), CMC NextGen SOC và CMC LAB.
Tập đoàn CMC cho biết đang hướng tới xây dựng một Hệ sinh thái Công nghệ CMC để nghiên cứu – triển khai – vận hành những ứng dụng công nghệ mới, đem lại những giá trị gia tăng cho các khách hàng và đối tác, cũng như đóng góp vào Hệ sinh thái Công nghệ chung của toàn thành phố và quốc gia trong kỷ nguyên của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

-
iPhone 17 Air siêu mỏng nhưng đánh đổi nhiều tính năng -
Doanh nghiệp mất 10 năm để tham gia vào chuỗi cung ứng của Intel -
Cú hích SpaceX trên thị trường viễn thông Việt Nam -
VNPT cung cấp gói cước Internet tốc độ tối thiểu 300Mbps -
iOS 18.4 có gì mới? -
Trải nghiệm tiện lợi, nhanh chóng với dịch vụ công trực tuyến tại cửa hàng MobiFone -
Khuynh hướng đánh giá nhân sự bằng phân tích dữ liệu
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn