-
Tôn kẽm Việt Nam bị điều tra bán phá giá tại Malaysia -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 12/2/2025 -
Chủ động ứng phó trước diễn biến căng thẳng thương mại tại châu Âu - châu Mỹ -
Chi phí quản lý doanh nghiệp “bào mòn” lợi nhuận của Gỗ An Cường -
Khu du lịch Núi Bà Đen hút khách tham quan, Công ty khai thác dịch vụ báo lãi -
Ba ông lớn viễn thông, xăng dầu, hóa chất bắt tay hợp tác toàn diện
TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương). |
Thưa bà, tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp vừa diễn ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành trao đổi, bàn bạc với doanh nghiệp để có cam kết triển khai công việc cụ thể, thực hiện những nhiệm vụ, dự án lớn...
Trong Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ nhắc đến đề án phát triển các doanh nghiệp dân tộc phát huy vai trò đầu đàn, dẫn dắt, bên cạnh đề án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Có thể nói, đó chính là môi trường đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp lớn, để họ có thể tham gia thực hiện các dự án lớn, cùng giải các bài toán phát triển.
Lâu nay, chúng ta đã có những chính sách ưu đãi thuế, mới đây có thủ tục đầu tư đặc biệt dành cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư trong những lĩnh vực khuyến khích đầu tư..., nhưng vẫn là chưa đủ để các doanh nghiệp quy mô lớn thực hiện vai trò dẫn dắt.
Tại Hội nghị, nhiều mối quan tâm của doanh nghiệp rất đặc thù, như Hòa Phát đề nghị Chính phủ cần có văn bản hay cam kết để doanh nghiệp tự tin đầu tư nhà máy sản xuất đường ray cho tàu cao tốc, tự tin đầu tư máy móc, công nghệ thi công... Tập đoàn CMC hỏi có thể tiếp cận tín dụng với quy mô cả trăm triệu đến tỷ USD không? VinFast đề xuất cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư vào sản xuất điện hay cơ chế để thúc đẩy chuyển đổi năng lượng...
Rõ ràng, doanh nghiệp đang rất trông chờ sự ổn định của các cơ chế, chính sách, cần những cam kết thực thi, cần những cơ chế, chính sách đặc thù cho từng dự án trong từng lĩnh vực cụ thể, mà doanh nghiệp mới thực sự hiểu cần gì, có thể làm được gì...
Chính phủ đã giao các bộ, ngành thực hiện và tôi tin rằng, các yêu cầu, nhu cầu này của doanh nghiệp có cơ sở để xem xét, đáp ứng sớm khi các bộ, ngành đang sắp xếp, cắt giảm đầu mối...
Nhưng doanh nghiệp cũng cho thấy, họ cần cả sự thông thoáng, thuận lợi của môi trường kinh doanh chung. Nhiều ý kiến đề cập sự chậm trễ trong thực hiện quy trình, thủ tục; khoảng cách giữa quy định và thực thi...
Vậy theo bà, môi trường kinh doanh thuận lợi mà doanh nghiệp đang chờ đợi nên được phân tích, mổ xẻ thế nào để doanh nghiệp tự tin đầu tư?
Điểm đầu tiên tôi muốn nhắc đến là giải quyết sự chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật. Trong quá trình theo dõi, việc triển khai thực hiện các Nghị quyết 02/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là nội dung được nhiều hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp liên tục kiến nghị. Việc ra đời hình thức một luật sửa đổi một số luật trong thời gian vừa qua nhằm tháo gỡ một số vướng mắc, nhưng chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này. Hệ quả là, việc thực thi rất khó khăn và đương nhiên, doanh nghiệp, nhà đầu tư không cảm thấy an toàn để bắt đầu các kế hoạch đầu tư, kinh doanh lớn.
Hai là, cắt giảm điều kiện kinh doanh. Chúng ta chỉ có thể tạo được sự đột phá trong quy trình, thủ tục hành chính nếu cắt giảm thực sự điều kiện kinh doanh. Chỉ cần cắt bỏ một điều kiện kinh doanh, bỏ đi một giấy phép, thì thủ tục cắt giảm sẽ tính theo cấp số nhân.
Ba là, cơ chế một cửa trong quy trình, thủ tục đầu tư. Nhiều doanh nghiệp chia sẻ sự ngần ngại khi nhìn vào rừng thủ tục, quy định mà họ phải vượt qua. Nếu có thể nhân rộng thủ tục đầu tư, đặc biệt như Luật Đầu tư sửa đổi, tôi tin rằng, việc quyết định đầu tư - kinh doanh của các nhà đầu tư có thể sẽ nhanh hơn…
Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương cũng có cơ sở để thực hiện các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của mình...
Đó cũng có thể là công cụ để các địa phương cạnh tranh thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động đầu tư - kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ vừa giao. Bà có nghĩ vậy không?
Thực tế, cơ sở, hay có thể nói là cơ chế để thực thi chính sách là điều chính quyền địa phương đang rất cần. Bởi có cơ chế, địa phương có thể chủ động thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp, phân quyền để thu hút đầu tư tư nhân, gia tăng số doanh nghiệp tại địa phương, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các dự án đang triển khai, áp dụng mô hình một cửa, ứng dụng các giái pháp đánh giá, chấm điểm các cơ quan thực thi..., nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư.
Nhưng có những việc địa phương không thể làm được, như không thể cắt giảm các điều kiện kinh doanh, các quy trình thủ tục..., hay các đề xuất gần đây về việc địa phương chọn quy định thuận lợi hơn cho doanh nghiệp để thực hiện nếu có sự chồng chéo, không rõ ràng hay cả việc đánh giá công việc theo kết quả, không theo quy trình. Đây là lý do mà các địa phương vẫn phải gửi văn bản tới các cơ quan trung ương để xin ý kiến.
Như vậy, bài toán cần giải là cơ chế nào để thực thi, thì mới tạo dư địa cho địa phương phát huy các sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh vẫn tồn tại những điểm nghẽn thể chế chưa thể gỡ ngay.
Trong quá trình triển khai Nghị quyết 02, chúng tôi đã từng kiến nghị có cơ chế đặc thù xử lý khi có sự khác biệt trong hệ thống văn bản pháp luật, có thể dưới hình thức nghị quyết của Quốc hội, theo hướng trao quyền lựa chọn quy định áp dụng cho địa phương. Tôi cho rằng, trong bối cảnh hiện tại, cơ chế này sẽ tháo gỡ rất nhiều khó khăn, vướng mắc cho các dự án có vướng mắc về pháp lý, khơi thông được động lực đầu tư. Khi động lực đã thông thì vốn đầu tư chắc chắn sẽ chảy mạnh.
Tương tự, về cắt giảm điều kiện kinh doanh, cần sự vào cuộc, đi trước của các bộ, ngành. Nghị quyết 02 năm nay và nhiều năm trước đều nhắc đến nhiệm vụ này, nhưng chưa có nhiều cải thiện đáng kể. Thậm chí, chúng tôi vẫn nhận được những ý kiến, kiến nghị của các hiệp hội doanh nghiệp về tình trạng có thêm điều kiện kinh doanh mới.
Ở đây, còn có vấn đề về chất lượng xây dựng văn bản pháp luật, từ quy trình soạn thảo, lấy ý kiến... còn nhiều vấn đề, nhất là yêu cầu minh bạch, công khai và trách nhiệm giải trình với các ý kiến đóng góp của doanh nghiệp. Điều này rất quan trọng, vì chất lượng pháp luật quyết định môi trường kinh doanh tốt hay dở.
Đặt trong bối cảnh năm nay là Chính phủ giao khoán tăng trưởng cho cả địa phương và ngành, lĩnh vực với các mục tiêu đầy thách thức. Bà có cho rằng, đó có thể là áp lực để các bộ, ngành, địa phương phải bắt tay vào các nhiệm vụ rà soát, đánh giá, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản quy trình, thủ tục... Mục tiêu là phải có đầu tư, phải có phát triển thì mới có tăng trưởng, thưa bà?
Đúng vậy. Có mục tiêu có nghĩa là có cơ chế giám sát, đánh giá thực thi, bắt buộc các cơ quan phải vào cuộc.
Nhưng tôi cho rằng, trong công cuộc cải thiện môi trường kinh doanh, thậm chí trong cả nỗ lực phân cấp, phân quyền, tạo dư địa cho chính quyền địa phương thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, thì các cơ quan trung ương, các ngành, lĩnh vực phải đi trước.
Lý do là, các địa phương có thể khuyến khích các doanh nghiệp bằng các giải pháp như tạo thuận lợi, thông thoáng trong thực hiện các thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, các giải pháp, dịch vụ hỗ trợ, thúc đẩy giải ngân đầu tư công đúng tiến độ, tập trung giải phóng mặt bằng..., song họ không thể vượt lên trên các quy định của pháp luật, không thể gỡ được các điểm nghẽn thể chế. Dẫu vậy, họ có thể thúc ép thay đổi qua các kiến nghị từ thực tiễn.
Các bộ, ngành với vai trò đề xuất xây dựng chính sách bắt buộc phải đi trước trong nhận diện, đề xuất các giải pháp, để từ đó, Chính phủ, Quốc hội có các quyết sách phù hợp.
Ở đây, tôi vẫn muốn nhấn mạnh, cải thiện môi trường kinh doanh rất cần các đầu mối thúc đẩy, duy trì sức nóng để từ đó thúc đẩy thực thi.
-
Có cơ sở để thực hiện sớm đề xuất của doanh nghiệp -
Diana Unicharm đi trước người tiêu dùng “nửa bước” -
Chủ động ứng phó trước diễn biến căng thẳng thương mại tại châu Âu - châu Mỹ -
Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đề xuất việc làm ngay để có 8% tăng trưởng -
Chi phí quản lý doanh nghiệp “bào mòn” lợi nhuận của Gỗ An Cường -
Enfarm - Công nghệ AI cho nông nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới -
Xuất khẩu nhôm, thép Việt Nam sẽ ra sao khi Mỹ áp thuế 25%
- Động lực phát triển kinh tế từ những công ty bảo hiểm nhân thọ "made in Vietnam"
- Tháng 1 năm 2025, TKV sản xuất gần 3 triệu tấn than
- Cơ hội nào cho các công ty bảo hiểm nhân thọ "made in Vietnam"?
- EVNGENCO1 đã đảm bảo sản xuất điện an toàn, ổn định trước, trong và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- VietinBank triển khai loạt ưu đãi với Gói sản phẩm kiều hối
- Petrolimex Aviation kickoff dự án ISCC