
-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025
-
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
-
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng
-
ĐHĐCĐ FPT Retail: Ước tính doanh thu quý I/2025 đạt 11.670 tỷ đồng, tăng 29% -
Cảng Phước An ghi nhận lỗ kỷ lục 112,6 tỷ đồng sau khi đưa cảng vào vận hành
Tổng Công ty Điện lực miền Nam TNHH đăng ký bán toàn bộ 33.799.377 cổ phiếu, tương ứng 23% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Thuỷ điện miền Trung (mã CHP – sàn HoSE) với giá 87.284 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị lô là 2.950,1 tỷ đồng và sẽ chào bán trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE).
Thêm nữa, phương thức chào bán là chào bán theo lô, một lô duy nhất toàn bộ 33.799.377 cổ phiếu và thời gian nhận tiền mua cổ phiếu từ ngày 4/4 đến ngày 12/4.
Điểm đáng lưu ý, giá thị trường tính tới ngày 11/3 của cổ phiếu CHP chỉ 36.000 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, giá chào bán cổ phiếu của cổ đông lớn dự kiến cao hơn 142% so với giá thị trường đang giao dịch.
Được biết, tại thời điểm công bố danh sách cổ đông gần nhất ngày 30/6/2024, Thuỷ điện miền Trung ghi nhận 3 cổ đông lớn gồm Công ty TNHH Năng lượng REE (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần Cơ điện Lạnh (mã REE – sàn HoSE)) sở hữu 24,2% vốn điều lệ; Tổng Công ty Điện lực miền Nam sở hữu 23% vốn điều lệ; Tổng Công ty Điện lực miền Trung sở hữu 23% vốn điều lệ; và còn lại 29,8% tổng vốn điều lệ thuộc về các cổ đông khác sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.
Thêm nữa, trong danh sách cổ đông hiện hữu, chỉ có Công ty TNHH Năng lượng REE là nhóm cổ đông tư nhân. Ngược lại, hai cổ đông lớn là Tổng Công ty Điện lực miền Nam và Tổng Công ty Điện lực miền Trung là nhóm cổ đông Nhà nước.
Theo tìm hiểu, Thuỷ điện miền Trung được thành lập năm 2004, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện năng, đầu tư xây dựng các dự án thuỷ điện, tư vấn xây dựng các công trình …
Thêm nữa, Thuỷ điện miền Trung cũng chính là chủ đầu tư dự án Nhà máy thủy điện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế). Trong đó, Thủy điện A Lưới là công trình kiểu đường dẫn, kênh dẫn nước xuất phát từ đuôi hồ A Lưới nối với cửa lấy nước sát phía tây đường Hồ Chí Minh, đường hầm và đường ống áp lực dài hơn 12Km dẫn nước vào nhà máy thủy điện. Công trình có nhiệm vụ chính cung cấp điện năng lên lưới điện quốc gia với tổng công suất lắp máy 170 MW, điện lượng trung bình hàng năm khoảng 649 triệu Kwh.
Thêm nữa, Thuỷ điện miền Trung cũng sở hữu Nhà máy điện mặt trời Cư Jút, đây là dự án điện mặt trời quy mô lớn đầu tiên được triển khai thi công tại Việt Nam trong thời điểm đầu năm 2018. Trong đó, ngày 20/4/2019, Nhà máy điện mặt trời Cư Jút đã chính thức phát điện thương mại thành công. Việc phát điện thương mại trước ngày 30/6/2019 đã giúp Nhà máy được hưởng mức giá bán điện ưu đãi 9,35 cent/KWh theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Điện lượng bình quân của Nhà máy đạt 94,71 triệu KWh/năm (với tần suất 65%); doanh thu ước đạt 200 tỷ đồng/năm.
Quay trở lại về định hướng phát triển của nhóm cổ đông lớn nhất Cơ điện Lạnh, tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Tổng giám đốc Cơ điện Lạnh cho biết trong lĩnh vực điện nếu loại trừ nhiệt điện thì công suất không đáng kể, Công ty đang chuyển đổi từ năng lượng hoá thạch sang năng lượng sạch, chủ yếu là điện gió (gần bờ và ngoài khơi). Cơ hội phát triển điện gió là cơ hội duy nhất, vì vậy Cơ điện Lạnh sẽ tính toán và sẽ dẫn thân vào lĩnh vực này.
Bà Thanh chia sẻ thêm kế hoạch tăng trưởng trong lĩnh vực điện: “Công ty muốn tăng trưởng 15%/năm trong lĩnh vực điện, muốn tăng trưởng trong ngành điện chỉ đến từ tăng công suất. Trong đó, có thể dùng bằng cách mua lại nhà máy đang vận hành, hoặc nhà máy đang xây liên quan các hồ thuỷ điện. Tuy nhiên, khó khăn xây dựng nhà máy liên quan tới đền bù người dân sinh sống ở hai bờ sông, Công ty không ép người dân mà sẽ đền bù thoả đáng để triển khai dự án”.
Riêng đối với điện gió, đây là lĩnh vực mũi nhọn, Cơ điện Lạnh sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác triển khai dự án. Trong đó, Cơ điện Lạnh sẽ tìm đối tác nước ngoài, mời gọi nhà đầu tư nước ngoài mạnh về công nghệ, tài chính… để cùng Công ty phát triển lĩnh vực điện gió.
Như vậy, với định hướng mở rộng lĩnh vực sản xuất điện (ngoại trừ lĩnh vực nhiệt điện), Cơ điện Lạnh được xem là cổ đông tiềm năng có thể quan tâm tới đợt thoái vốn của cổ đông Nhà nước sắp tới. Tuy nhiên, giá chào bán đang rất cao so với giá thị trường, đồng thời chỉ thực hiện bán cả lô, đây đang là trở ngại với nhà đầu tư quan tâm tới thương vụ thoái vốn.

-
ĐHĐCĐ FECON 2025: Tập trung vào dự án hạ tầng trọng điểm, nỗ lực bứt phá trong kỷ nguyên mới
-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025
-
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
-
ĐHĐCĐ Vietcombank: Mục tiêu lợi nhuận thận trọng, thương vụ bán 6,5% vốn vẫn chờ nhà đầu tư -
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng -
TVS lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 18%, thực hiện 4 - 5 thương vụ đầu tư tư nhân -
ĐHĐCĐ SIP: Ước tính lãi quý I/2025 đạt 402 tỷ đồng, tăng 55,87% -
ĐHĐCĐ FPT Retail: Ước tính doanh thu quý I/2025 đạt 11.670 tỷ đồng, tăng 29% -
ĐHĐCĐ Thép Nam Kim: Kế hoạch lãi 440 tỷ đồng và tiếp tục đầu tư nhà máy mới -
ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận 14.650 tỷ đồng, sẽ chia cổ tức nếu được cho phép
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế