Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Cổ đông ngân hàng sắp qua thời phải "nhịn" cổ tức tiền mặt
Vân Linh - 06/02/2023 08:54
 
Để chuận bị cho kỳ đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2023 sắp diễn ra trong quý tới, các ngân hàng bắt đầu lên kế hoạch lấy ý kiến cổ đông, chốt danh sách phân phối lợi nhuận.

Cổ đông ngân hàng hết "nhịn" cổ tức tiền mặt

Nhưng khác với các năm trước khi dịch Covid-19 hoành hành, đồng thời vốn điều lệ ngân hàng còn "mỏng", Ngân hàng Nhà nước (NHNN) luôn yêu cầu các nhà băng trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn, dành nguồn lực xử lý nợ xấu... thì trong năm nay, NHNN không còn siết chia cổ tức bằng tiền mặt đối với ngân hàng được xếp hạng cao.

Đây cũng là điều kiện để ngân hàng thực hiện kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông sau nhiều năm chia cổ tức bằng cổ phiếu. Đồng thời, cũng là tín hiệu vui cho cổ đông ngân hàng sau nhiều năm "nhịn" cổ tức bằng riền mặt, nhất là trong bối cảnh giá cổ phiếu ngân hàng đang trong xu hướng giảm nên việc nhận cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm "ấm" lòng nhà đầu tư, thay vì cổ phiếu. 

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) vừa có nghị quyết phê duyệt việc thực hiện phương án tạm ứng cổ tức tiền mặt năm 2022 cho cổ đông hiện hữu với số tiền tạm ứng là hơn 2.107,6 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 10% vốn điều lệ.

Theo đó, nguồn vốn sử dụng để chia cổ tức là lợi nhuận chưa phân phối tại thời điểm 30/9/2022, trong đó lợi nhuận để lại từ các năm trước chưa sử dụng là 565 tỷ đồng và lợi nhuận thuần lũy kế ba quý đầu năm 2022 là hơn 1.542 tỷ đồng.

Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông được nhận tạm ứng cổ tức tiền mặt là ngày 10/2/2023. Ngày VIB thực hiện chi trả tạm ứng cổ tức tiền mặt là 3/3/2023.

Hiện VIB cũng đã có thông báo đến cổ đông về ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền tham dự đại hội cổ đông thường niên năm 2023 là ngày 10/2/2023. VIB luôn là ngân hàng tiến hành đại hội cổ đông sớm vào giữa tháng 3 hàng năm. 

VIB vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2022 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 10.580 tỷ đồng, tăng 32% so với năm trước. Hiệu suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) liên tục đạt trên 30%. Kết quả tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng của VIB đến từ các mảng kinh doanh cốt lõi, đặc biệt là ngân hàng bán lẻ.

Với kết quả kinh doanh tích cực năm 2022, VIB cho biết, sẽ tính toán mức cổ tức tối ưu để trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) vào đầu năm 2023, phù hợp với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). VIB thường là ngân hàng tiến hành ĐHCĐ sớm nhất vào tháng 3.

Nếu phương án trên được đại hội thông qua và NHNN chấp thuận, dự kiến VIB có thể chia cổ tức tiền mặt lên tới 35% vốn điều lệ, tương đương với mỗi cổ phiếu sở hữu cổ đông có thể nhận 3.500 đồng cổ tức. Đại diện VIB cho biết, con số 35% có thể cao hơn nếu các khoản thu bất thường kịp ghi nhận trong năm 2022.

Nói về việc tái khởi động hình thức phân phối lợi nhuận này, lãnh đạo VIB cho biết, trong 3 năm gần đây, xuất phát từ tình hình tiềm ẩn rủi ro do dịch bệnh Covid-19, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng không chia cổ tức bằng tiền mặt.

Tuy nhiên, VIB dự báo sang năm 2023, NHNN sẽ không tiếp tục thực hiện mệnh lệnh hành chính này với tất cả tổ chức tín dụng mà có thể chấp thuận cho những tổ chức tín dụng được xếp loại cao theo Thông tư 52/2018 được chia cổ tức bằng tiền mặt.

Theo lãnh đạo VIB, liên tục trong 3 năm qua, theo yêu cầu của NHNN, VIB đã không chi cổ tức bằng tiền mặt, chỉ chia cổ tức bằng cổ phiếu. Do vậy, việc chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2023 sẽ đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của các cổ đông ngân hàng.

Sau khi chi trả cổ tức, VIB vẫn tuân thủ các hệ số an toàn theo tiêu chuẩn của NHNN và các tiêu chuẩn chọn lọc của Basel II và Basel III. Hệ số an toàn vốn (CAR) Basel II sau khi chi trả cổ tức dự kiến sẽ ở mức trên 10% tiền mặt, cao hơn so với mức 8% theo quy định.

Ngoài VIB, để chuẩn bị cho kỳ đại hội cổ đông thường niên 2023 sắp diễn ra trong quý tới, một số nhà băng cũng đã rục rịch lên kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông trong bối cảnh giá cổ phiếu sụt giảm. Trong đó, VPBank, ACB và TPBank là những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm nay.

Cụ thể, TPBank (TPB) cũng vừa có thông báo chốt danh sách cổ đông vào 17/2 tới để lấy ý kiến về phương án chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2023. TPBank dự kiến sẽ trả cổ tức 25% bằng tiền mặt, tương ứng 2.500 đồng/cổ phiếu. Thời gian chi trả dự kiến trong quý 1/2023.

TPBank báo lợi nhuận tăng 30% trong năm 2022, đạt gần 7.900 tỷ đồng trước thuế nhờ gia tăng thu nhập phí và sự phục hồi của khách hàng được giãn nợ trong thời kỳ dịch bệnh nên dự phòng rủi ro giảm. Nhưng nếu so với kế hoạch đại hội cổ đông thường niên 2022 giao ngân hàng này vẫn chưa đạt kế hoạch lợi nhuận năm đưa ra là 8.200 tỷ đồng.

Đối với VPBank, trong cuộc họp ĐHCĐ năm 2022, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Ngô Chí Dũng đã thông báo, với nền tảng vốn đạt được vào cuối năm nay không những đủ cơ sở để đảm bảo cho tăng trưởng cao theo kế hoạch trong 5 năm tới mà HĐQT dự kiến từ năm sau sẽ trình ĐHCĐ chia cổ tức bằng tiền mặt với 30% lợi nhuận sau thuế hàng năm.

Nếu được NHNN chấp thuận, đây sẽ là lần đầu tiên VPBank tiến hành trả cổ tức đại trà bằng tiền mặt cho cổ đông hiện hữu kể từ khi lên sàn vào năm 2017. Trước đó, ngân hàng này từng trả cổ tức tiền mặt cho hơn 73 triệu cổ phần ưu đãi vào năm 2018 theo tỷ lệ 20%.

Tại ACB, kế hoạch phân phối lợi nhuận 2022 đã được đại hội cổ đông thông qua cũng có phương án chia cổ tức 10% bằng tiền mặt (thực hiện trong năm 2023 nếu được NHNN chấp thuận) bên cạnh 15% bằng cổ phiếu.

Trước đó, vào năm 2015, ngân hàng này cũng đã chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 7%, với gần 896 triệu cổ phần lưu hành khi đó, ACB đã chi hơn 627 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2014. Như vậy sau 7 năm, cổ đông ACB mới có cơ hội nhận được cổ tức bằng tiền mặt.

ACB kết thúc năm 2022 với mức lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 17.100 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch năm; tín dụng đạt 413.700 tỷ đồng, tăng 14,3% và huy động đạt 414.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2021.

Đồng thời, ACB tiếp tục là ngân hàng có tỷ suất sinh lời ROE đứng đầu thị trường với mức 26,5% và tỷ lệ nợ xấu thuộc nhóm thấp nhất ngành ngân hàng, chỉ 0,74%. Đặc biệt, ACB đã duy tKhác với 3 năm trước, trong Chỉ thị số 01, NHNN không còn yêu cầu các ngân hàng không chia cổ tức bằng tiền mặt.

Không còn siết chia cổ tức bằng tiền mặt

Ngày 13/1 vừa qua, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2023. Đáng chú ý, khác với 3 năm trước, NHNN không còn yêu cầu các ngân hàng không chia cổ tức bằng tiền mặt. Thay vào đó, cơ quan này chỉ khuyến khích các nhà băng trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính và khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế, ổn định mặt bằng lãi suất thị trường.

Hình thức chia cổ tức bằng tiền mặt bắt đầu bị NHNN thắt chặt từ năm 2020 nhằm dành nguồn lực xử lý các khoản nợ xấu, trái phiếu VAMC và phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Ngoại lệ duy nhất đối với việc trả cổ tức tiền mặt là đối với các ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, BIDV, VietinBank) do yêu cầu từ Kho bạc Nhà nước.

Trong bối cảnh dịch bệnh đã qua đi, nền kinh tế cũng như sức khỏe doanh nghiệp đang hồi phục trở lại, NHNN cũng không còn mạnh tay siết chặt việc chia cổ tức của các ngân hàng.

Trên cơ sở đó, một số ngân hàng đang tiến hành các thủ tục cần thiết hoặc có kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông trong năm nayrì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp dưới 1% liên tục trong suốt 7 năm qua, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tiếp tục duy trì ở mức cao, trên 155%.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 4 ngân hàng đang tiến hành các thủ tục cần thiết hoặc có kế hoạch dự kiến chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông trong năm 2023 gồm: VIB, TPBank, VPBank, ACB. Điểm chung của các nhà băng này là đều có sức khỏe tài chính vững mạnh và khả năng tạo lợi nhuận đứng đầu nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân.

Trước đó, các ngân hàng niêm yết chỉ có 3 “ông lớn” nhà nước là Vietcombank, VietinBank và BIDV thường xuyên trả cổ tức bằng tiền mặt. Trên thực tế, các ngân hàng này đều đề xuất phương án giữ lại lợi nhuận để tăng vốn, tuy nhiên Bộ Tài chính lại không đồng tình.

Việc một số ngân hàng dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm nay là một tín hiệu đáng mừng cho các cổ đông ngân hàng. Tại đại hội cổ đông của nhiều ngân hàng, nhiều cổ đông bức xúc chất vấn lãnh đạo nhà băng vì cả gần chục năm làm cổ đông nhưng vẫn “dài cổ” đợi cổ tức tiền mặt.

Theo lãnh đạo các nhà băng, việc các ngân hàng phải trả cổ tức bằng cổ phiếu nhằm nâng cao tiềm lực, phục vụ việc mở rộng kinh doanh, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vốn. Đặc biệt trong 3 năm đại dịch Covid-19 vừa qua, NHNN cũng chỉ đạo các ngân hàng không chia cổ tức tiền mặt để tập trung nguồn lực hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

Ngoài cổ tức bằng tiền mặt, trong năm nay nhiều nhà băng cũng dự chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ tương đối cao để tăng thêm vốn điều lệ. Với tỷ lệ chia 20% thì cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu Eximbank tại ngày chốt quyền nhận được 20 cổ phiếu mới. Ngày đăng ký cuối cùng là 20-2.

Như vậy, với hơn 1.229 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Eximbank dự kiến phát hành tối đa gần 245,9 triệu cổ phiếu để trả cổ tức. Sau khi hoàn thành chia cổ tức bằng cổ phiếu, vốn điều lệ của Eximbank lên 14.814 tỷ đồng.

Cổ đông Sacombank cũng kỳ vọng năm nay ngân hàng sẽ chia cổ tức. Tại đại hội cổ đông thường niên 2022, trước mong mỏi của cổ đông về cổ tức, lãnh đạo Sacombank cho biết lợi nhuận hợp nhất giữ lại đến cuối 2021 là gần 9.000 tỷ đồng, tương ứng gần bằng 50% vốn điều lệ của Sacombank. Đây là số tiền có thể dùng để chia cổ tức cho cổ đông.

Chủ tịch hội đồng quản trị Sacombank ông Dương Công Minh cho hay, Ngân hàng cũng muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn, nhưng chưa được NHNN phê duyệt, dự kiến, đầu năm 2023, Sacombank có thể chia cổ tức.

Qua thời cổ đông "ấm ức" với cổ tức ngân hàng
Hầu hết nhà băng đều có mức cổ tức cao cho cổ đông trong mùa đại hội cổ đông năm nay. Thêm vào đó, các ngân hàng còn ồ ạt chia cổ phiếu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư