-
Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024 -
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ của MobiFone
Đặc biệt, đây chính là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư nhiều tiền, sẵn tiền tìm kiếm những “con gà đẻ trứng vàng” với mức giá cực hấp dẫn trong một số lĩnh vực, trong đó có start-up công nghệ blockchain.
Việt Nam nổi lên như một trong những quốc gia có nhiều start-up công nghệ gây được sự chú ý của giới đầu tư trên thế giới |
Thị trường M&A trầm lắng, nhưng không có nghĩa là suy thoái
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam - một chuyên gia “kỳ cựu” trong lĩnh vực M&A, thị trường M&A đang chững lại về số lượng cũng như quy mô thương vụ.
Cụ thể, nếu như năm 2021, thị trường M&A chứng kiến 700 thương vụ, thì 10 tháng năm 2022 chỉ đạt khoảng 350 thương vụ. Giá trị trung bình của các thương vụ cũng giảm mạnh, từ 31 triệu USD/thương vụ xuống còn 15 triệu USD/thương vụ. Tại Việt Nam, theo thông tin dữ liệu từ KPMG, trong 10 tháng năm 2022, tổng giá trị M&A đạt 5,7 tỷ USD, giảm 35,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Thừa nhận thị trường M&A thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong năm 2022 trầm lắng hơn so với năm 2021 và những năm trước đó, ông Nguyễn Công Ái chỉ ra nguyên nhân tác động là những diễn biến của kinh tế toàn cầu. Cụ thể, trong bối cảnh tài chính - kinh tế thế giới khó khăn như hiện nay, việc vay tiền cho các hoạt động M&A không hề dễ dàng như trước. Nhiều quốc gia trên thế giới đang đi từ một nền kinh tế phát triển sang nền kinh tế suy thoái.
Bất ổn kinh tế toàn cầu cộng với những diễn biến của thị trường năng lượng, xung đột Nga - Ukraine đã tác động đến thị trường M&A thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đó là một trong những lý do khiến thị trường M&A năm 2022 giảm so với năm 2021 cả về số lượng và giá trị thương vụ. Tuy nhiên, ông Nguyễn Công Ái nhấn mạnh, kinh tế toàn cầu khó khăn không đồng nghĩa với việc tất cả các nền kinh tế thành phần cũng gặp khó khăn.
Mỹ và châu Âu rơi vào suy thoái, nhưng ngoài ra vẫn có điểm sáng. Ví dụ, các nước Vùng Vịnh đang tận hưởng thu nhập cao từ giá dầu, họ đang có rất nhiều tiền và sẵn sàng đầu tư khi nhìn thấy cơ hội tốt.
Ở Việt Nam, nền kinh tế cũng có nhiều biến động, đối mặt với những rủi ro, thách thức. Thị trường chứng khoán đang gặp sóng gió với các vấn đề pháp lý, khiến nhà đầu tư ngần ngại xuống tiền, nên thị trường M&A sẽ có những khoảng trầm lắng trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh khoảng lặng đó vẫn “loé” lên những tia sáng. Bởi kinh tế Việt Nam trong năm 2022 được nhiều chuyên gia, tổ chức kinh tế trong nước và thế giới dự báo lạc quan, với mức tăng trưởng từ 7,5 - 8%; năm 2023 dù được dự báo giảm đi, nhưng vẫn giữ ở mức 6,5%.
Cơ hội cho start-up công nghệ blockchain
Kinh tế vĩ mô trong nước ổn định, môi trường kinh doanh luôn được cải thiện chính là nền tảng cho các nhà đầu tư tìm kiếm những cơ hội tốt tại thị trường M&A Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam vẫn được đánh giá là quốc gia có môi trường đầu tư hấp dẫn, các start-up đang “nở rộ” trên nhiều lĩnh vực. Đây chính là cơ hội cho những nhà đầu tư nhiều tiền, sẵn tiền có cơ hội thu nạp những dự án tốt với giá hấp dẫn.
Theo đó, ngoài các lĩnh vực như bán lẻ, tài chính - ngân hàng, bất động sản, thì các start-up công nghệ blockchain tại Việt Nam cũng đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư M&A.
Thời gian gần đây, Việt Nam nổi lên như một trong những quốc gia có nhiều start-up công nghệ gây được sự chú ý của giới đầu tư trên thế giới. Đây cũng là lý do, Agora Group quyết định chọn Việt Nam là điểm đến cho Hội nghị Blockchain toàn cầu lần thứ 10, diễn ra vào tháng 7/2022. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia đầu tiên được lựa chọn để tổ chức sự kiện này ngoài Dubai.
Start-up công nghệ blockchain FOTA cùng với Matados 3, SocialFi là 3 dự án đại diện blockchain Việt Nam đã góp mặt vào 18 dự án trên toàn thế giới xuất hiện tại Hội nghị Blockchain toàn cầu với sự tham gia của 100 quỹ đầu tư.
Thống kê của Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) cho thấy, trong top 200 công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dựa trên công nghệ blockchain, có 7 doanh nghiệp do người Việt thành lập. Việt Nam cũng là một trong 5 quốc gia đi đầu về blockchain, hiện có khoảng 10 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo người Việt Nam trong lĩnh vực blockchain có vốn hóa trên 100 triệu USD.
Các chuyên gia về thị trường vốn đánh giá, sức hút từ các start-up blockchain Việt Nam vài năm gần đây rất lớn. Có thể dẫn chứng các trường hợp game blockchain của start-up Việt vừa mới ra đời đã được đón nhận nồng nhiệt trên thị trường vốn quốc tế, như FOTA. Start-up này đã gọi vốn tổng cộng 10,3 triệu USD trong quý II/2022.
Trong bối cảnh thị trường tài chính phi tập trung đang đi xuống, việc FOTA gọi vốn được 10,3 triệu USD từ các nhà đầu tư khắp thế giới là một điều không đơn giản, cho thấy sức hút của các start-up blockchain của Việt Nam.
Chia sẻ về những thành công đó, ông Trịnh Ngọc Đức, Chủ tịch D.lion Holdings cho rằng, nếu chúng ta chỉ biết làm dự án chạy theo xu hướng, thì sẽ không đủ thuyết phục nhà đầu tư trên thế giới. “Một số dự án trên thị trường gọi vốn vài triệu USD rất nhanh, nhân giá trị vốn hóa hàng trăm triệu USD chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng chỉ sau 1 - 2 tháng, dự án đó “chết”. Trong khi đó, các dự án của chúng tôi đã xây dựng kỹ trước hàng năm để có thể đi đường dài 3 - 5 năm. Đó là lý do, các nhà đầu tư thiên thần sẵn sàng bỏ tiền ra để đầu tư vào những dự án như FOTA”, ông Trịnh Ngọc Đức nói.
Theo các chuyên gia kinh tế, blockchain là một trong những công nghệ phát triển nhanh nhất trong số các công ty khởi nghiệp toàn cầu. Cơ hội đầu tư vào các start-up công nghệ blockchain rất cao, đặc biệt tăng mạnh trong 2 năm qua và dự báo vẫn là điểm sáng của thị trường M&A trong những năm tới. Được kỳ vọng và đang có rất nhiều cơ hội, nhưng để có thể thu hút được dòng vốn từ các quỹ đầu tư lớn trên thế giới, bên cạnh việc tập trung vào chất lượng sản phẩm, các start-up cần quan tâm tới yếu tố con người nhằm tăng sức mạnh cho các dự án, tạo sức hấp dẫn với nhà đầu tư.
Bà Jennie Hoàng Phương CEO, D.lion Media & Solutions
Có rất nhiều yếu tố tác động đến sự thành công của một thương vụ M&A, nhưng cốt lõi vẫn là giá trị nội tại của doanh nghiệp, của dự án khiến các nhà đầu tư chú ý đến và theo đuổi thương vụ tới cùng.
Hiển nhiên, một nền kinh tế sôi động, “khỏe mạnh” trong thời kỳ thịnh vượng, thì mọi thương vụ M&A đều sẽ được diễn ra trôi chảy, các doanh nghiệp dễ dàng được định giá tiềm năng rất cao. Nhưng, chúng ta đang đối diện với rất nhiều biến động của nền kinh tế vĩ mô, các phân ngành kinh tế, đặc biệt là bất động sản, chứng khoán, start-up blockchain… đang có sự xáo trộn mạnh mẽ, khiến rất nhiều doanh nghiệp/dự án lao đao, phải vùng vẫy hết lực để tìm hướng trở mình.
Tại Việt Nam, không chỉ là những thương vụ M&A đình đám được báo giới biết đến, mà thực chất đang có hàng loạt cuộc săn lùng nguồn vốn và dự án diễn ra vô cùng tấp nập, hỗn loạn. Sự thiếu hụt nguồn vốn từ dự án kéo dài, sự nhàn rỗi không sinh lời từ các nguồn quỹ vì đang trong giai đoạn “mùa đông tài chính”… khiến các nghiệp vụ của thương vụ diễn ra chóng vánh và thị trường lại thêm phần hỗn loạn, vì bản chất tài chính không phải là sức mạnh duy nhất mà một doanh nghiệp/dự án cần.
Với vai trò CEO của Djinn Guild, một hệ sinh thái các sản phẩm/dịch vụ cho game thủ, tôi cũng đã nỗ lực không ngừng cùng tập thể nhân viên và Ban Giám đốc phát triển doanh nghiệp, tìm kiếm các nguồn đầu tư cho doanh nghiệp.
Sau hơn 30 cuộc gặp gỡ ở nhiều quốc gia cho thương vụ M&A của Djinn, một chặng đường tìm kiếm nguồn đầu tư chất lượng không hề đơn giản, chúng tôi cũng tìm thấy những nhà đầu tư “cùng tần sóng”, nhìn nhận ra giá trị nội tại của doanh nghiệp, đưa ra một lộ trình phát triển thúc đẩy thương hiệu vươn tầm quốc tế trong thời gian ngắn.
Với những doanh nghiệp trẻ và mảng ngành đặc biệt mới mẻ, việc quy chuẩn mô hình vận hành quản trị, lộ trình tài chính rõ ràng, đúng chuẩn để lọt vào “mắt xanh” của các chuyên gia M&A đã là một bước đi rất lớn. Không phải doanh nghiệp nào cũng có một ban giám đốc đầy đủ và có chuyên môn để bắt đầu lộ trình M&A. Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi thành công trong việc tìm ra “người phù hợp” cho thương vụ vẫn chính là kiên quyết với giá trị doanh nghiệp, giữ vững niềm tin về tiềm năng của ngành, không bán tháo cổ phần/cổ phiếu doanh nghiệp để có tiền về bằng mọi cách, giữ nguyên tắc đôi bên cho một thương vụ, không dễ thỏa hiệp.
Mọi thương vụ M&A chuẩn chỉnh thường được tiến hành trong thời gian vài tháng, nhưng việc “chốt deal” quá nhanh của thị trường trong thời gian qua làm cho nền kinh tế càng dễ vỡ hơn, dự án đi vào ngõ cụt vì không có hướng phát triển tiếp theo, dòng tiền không thu hồi được… Theo các dự báo về chu kỳ kinh tế phát triển, thời kỳ này sẽ diễn ra trong giai đoạn 2022 - 2025, vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, khi có rất nhiều dự án đã bị “gặt” không đúng thời điểm, chúng ta cần chậm lại với vòng đua tài chính, kịp thời “định giá” và củng cố giá trị nội tại của doanh nghiệp.
-
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
Galaxy S25 Ultra lộ diện mô hình mẫu: Thiết kế mềm mại, công nghệ tiên tiến -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
iPhone 17 Air: Hành trình chạm tới độ mỏng đỉnh cao -
Bất ngờ mất điện diện rộng mà đèn vẫn sáng, máy tính vẫn chạy nhờ thiết bị này -
Apple phát hành iOS 18.1.1: Giải pháp cho các sự cố trên iPhone
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu