Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Có nên tiếp tục giảm lãi suất điều hành?
T.V - 11/10/2023 10:33
 
Tuy áp lực tỷ giá cuối năm khó tránh, buộc nhà điều hành cân bằng giữa bài toán giảm lãi suất kích cầu tín dụng và ổn định tỷ giá, song dự báo lãi suất điều hành giảm thêm.

GDP năm nay 5% và tăng lên 6,3% vào 2024

Dữ liệu kinh tế do Tổng cục Thống kê (GSO) vừa công bố ngày 29/9 cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam đã tăng trong quý III/2023 lên 5,33% so với cùng kỳ, từ mức 4,14% so với cùng kỳ trong quý II/2023.

Điều này được hỗ trợ bởi những cải thiện trong hoạt động thương mại và sản lượng của các ngành sản xuất chế tạo cùng với các hoạt động trong nước.Kết quả này gần với mức kỳ vọng của nhiều tổ chức tài chính nước ngoài (5,6%) và cao hơn kết quả cuộc thăm dò của Bloomberg là 5,0%. 

Ngân hàng UOB cho hay, trong 9 tháng đầu năm 2023, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,24% so với cùng kỳ, đây là một sự cải thiện so với mức 3,72% của nửa đầu năm 2023, nhưng chỉ bằng một nửa so với tốc độ tăng trưởng 8,85% so với cùng kỳ vào năm 2022.

Điều này đồng nghĩa với việc mục tiêu tăng trưởng chính thức là 6,5% là một thách thức. Để đạt được mục tiêu này, tốc độ tăng trưởng trong quý IV/2023 của Việt Nam sẽ cần ít nhất là 12% và điều này khó xảy ra trong bối cảnh hiện tại nếu nhu cầu cơ bản không có sự cải thiện mạnh mẽ.

Mặc dù tăng trưởng đã vững chắc hơn trong quý III/2023, nhưng kết quả tăng trưởng chậm trong 6 tháng đầu năm vẫn ảnh hưởng đáng kể. Do đó, UOB cho biết, đang điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng cả năm của Việt Nam xuống 5,0% (từ mức 5,2% trước đó), với giả định tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trong quý IV/2023 sẽ tăng thêm 7,0% so với cùng kỳ (so với dự báo trước đó là 7,6%).

Điều này đòi hỏi các hoạt động kinh tế và đơn đặt hàng phải tăng nhanh trong những tháng tới. Theo thường lệ, quý IV là quý có kết quả hoạt động tốt nhất trong hầu hết các năm ở Việt Nam, mặc dù mức tăng trưởng trong năm 2023 sẽ bị áp lực khi so sánh với số liệu năm 2022 với mức tăng trưởng đặc biệt mạnh mẽ.

Trên cơ sở đó, UOB đang giảm dự báo tăng trưởng khi 3/4 thời gian năm 2023 đã qua. UOB duy trì dự báo năm 2024 ở mức 6,0%.

Các chuyên gia của HSBC cũng đưa ra dự báo, GDP năm 2023 của Việt Nam tăng khoảng 5%, bởi khó có đột phá trong 3 tháng cuối năm. HSBC dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay là 5% và tăng lên 6,3% vào 2024 - mức cao nhất trong số các tổ chức quốc tế đưa ra.

Ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam cho rằng, người tiêu dùng chi tiêu dè dặt trong vài quý qua, nhưng họ sẽ "sớm tự tin mua sắm trở lại" khi GDP lấy lại đà tăng 6-7%.

Theo HSBC, xuất khẩu và chi tiêu nội địa hồi phục sẽ là hai động lực chính giúp GDP Việt Nam 2024 có thể đạt 6,3%. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu tháng 9 đạt trên 31,4 tỷ USD, giảm khoảng 4% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng, giá trị xuất khẩu đạt gần 260 tỷ USD, giảm hơn 8% so với cùng kỳ 2022.

Động lực thứ hai cho kinh tế Việt Nam năm sau theo HSBC là chi tiêu nội địa, gồm tiêu dùng và mua sắm Chính phủ, được dự báo tăng. Số liệu của cơ quan thống kê cho thấy 9 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,7%, chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ 2022.

Còn dư địa để Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hạ lãi suất

Trước tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, Ngân hàng Nhà nước đã phản ứng nhanh chóng bằng cách cắt giảm lãi suất tái cấp vốn tổng cộng 150 điểm cơ bản trong sáu tháng đầu năm 2023, xuống còn 4,50%.

Mặc dù UOB vẫn thấy triển vọng cắt giảm lãi suất thêm 100 điểm cơ bản nữa (xuống 3,50%), nhưng thời gian thực hiện có thể được chuyển sang quý IV/2023 và quyết định này có thể vẫn cần cân nhắc khi ngân hàng trung ương sẽ xem xét cân đối cả rủi ro tăng trưởng và lạm phát.

Việt Nam đã ngược dòng với các nước trên thế giới đang trong quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ.

Tỷ lệ lạm phát đã tăng cao hơn trong những tháng gần đây và rủi ro là áp lực tăng giá tiêu dùng có thể gia tăng trong thời gian tới do giá thực phẩm và năng lượng đã tăng gần đây khi các nhà sản xuất dầu chủ chốt cắt giảm sản lượng, xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine cũng những thay đổi về khí hậu/thời tiết.

"Chúng tôi giữ nguyên dự báo lạm phát CPI của Việt Nam ở mức 3,9% cho năm 2023, số liệu mới nhất là 3,7% cho tháng 9, cao hơn nhiều so với mức thấp nhất của năm nay là 2% (tháng 6 năm 2023) và đang tiến gần hơn đến mục tiêu chính thức là 4,5%", UOB cho hay.

Do đó, dự báo của UOB về việc tiếp tục cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong quý IV/2023 vẫn bị chi phối bởi các yếu tố chưa chắc chắn.

Ông Frederic Neumannkinh, Kinh tế trưởng khối Nghiên cứu kinh tế châu Á của HSBC cũng kỳ vọng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giảm lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, góp phần giúp kinh tế phục hồi lên mức 6,3% vào năm 2024.

Trong khi đó, VnDirect cũng vừa có báo cáo cập nhật triển vọng vĩ mô, với quan điểm thận trọng áp lực tỷ giá càng lớn thì dư địa để Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất điều hành càng thu hẹp.

Nhận định được đưa ra từ TS. Trần Hùng Sơn, Giảng viên Trường đại học Kinh tế Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) cũng cho rằng,  thời gian qua (từ đầu năm đến nay), Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần giảm lãi suất điều hành.

Như vậy, nếu lúc này Ngân hàng Nhà nước giảm thêm lãi suất điều hành cũng là một động thái và tín hiệu cho thấy, mong muốn của cơ quan quản lý, còn tác động đối với thị trường sẽ không lớn nếu lãi suất điều hành giảm thêm.

Ngược lại, nếu đeo đuổi chính sách lãi suất thấp thì phải chịu sự mất giá của tiền đồng, tức áp lực tỷ giá sẽ tăng. Đáng chú ý là trong mùa vụ cuối năm cận kề.

Đây là vấn đề mấu chốt. Hướng giải quyết tốt nhất được đề xuất trước bối cảnh thị trường hiện nay là với những chương trình được Chính phủ ưu tiên như: vay mua nhà ở xã hội, hoặc vay đầu tư đối với bất động sản công nghiệp… hy vọng tín dụng tăng.

Còn thực tế chung hiện nay, dù có giảm thêm lãi suất cho vay cầu tín dụng khó tăng mạnh. Ngược lại, nếu giảm lãi suất quá nhanh sẽ thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất trong nước và quốc tế, nhất là với lãi suất USD của Mỹ thì áp lực lên tỷ giá là khó tránh.

Vì thực tế, Việt Nam đã ngược dòng với các nước trên thế giới đang trong quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, thông qua việc giảm lãi suất. 

Hạ lãi suất thực, chứ không chỉ giảm trên văn bản
Ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng, cần phải nghiên cứu để hạ lãi suất...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư