-
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm trong năm 2025 -
BIDV sắp phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu trả cổ tức -
VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần, lên hơn 1.257 điểm -
Công ty liên quan đến Chủ tịch Hà Quang Tuấn muốn rút toàn bộ vốn góp tại Hanoimilk -
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco
Sau phiên giảm điểm với thanh khoản hồi phục hôm đầu tuần, ngày 15/10, diễn biến thị trường vẫn tương tự ở phiên trước. Thị trường bật tăng tốt ngay từ đầu phiên. Tuy nhiên, thị trường hụt hơi diễn ra ngay sau đó, đẩy các chỉ số xuống dưới mốc tham chiếu. Vùng tâm lý 1.290 - 1.300 điểm vẫn tiếp tục gây trở lại lớn đến thị trường khi áp lực bán liên tục dâng cao khi VN-Index tiến dần đến.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 5,26 điểm (-0,41%), xuống 1.281,08 điểm. Toàn sàn có 280 mã giảm, 105 mã tăng và 51 mã đứng giá. HNX-Index giảm 1,76 điểm (-0,76%), xuống 228,95 điểm. Toàn sàn có 48 mã tăng, 93 mã giảm và 74 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,22 điểm (-0,23%), xuống 92,17 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE đạt hơn 712 triệu cổ phiếu, trị giá 16.629 tỷ đồng, tăng 8% so với phiên trước, trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1.063 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM đạt lần lượt 990 tỷ đồng và 826 tỷ đồng.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng 576 tỷ đồng trên sàn HoSE và hơn 585 tỷ đồng trên ba sàn. Trong đó, dòng vốn này bán ròng mạnh nhất mã KDC với 152 tỷ đồng. FPT và VNM bị bán ròng lần lượt 118 tỷ đồng và 72 tỷ đồng. Chiều ngược lại, MSN được mua ròng mạnh nhất với 156 tỷ đồng. HPG đứng sau nhưng giá trị mua ròng chỉ 31 tỷ đồng.
Giao dịch khối ngoại phiên 15/10 |
Tâm điểm của phiên hôm nay tập trung vào nhóm cổ phiếu bất động sản, trong đó, DIG là “tội đồ” khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên tiêu cực. DIG bất ngờ lao dốc mạnh bất chấp việc không có thông tin gì về doanh nghiệp này xuất hiện. Có thời điểm, DIG giảm đến 6,6% và kích hoạt lực bán ở nhiều cổ phiếu khác đặc biệt là cùng nhóm bất động sản. DIG đóng cửa phiên giảm 4,24% xuống còn 20.350 đồng/cổ phiếu. Các cổ phiếu bất động sản khác như PDR, TCH, NVL, NLG… cũng chìm trong sắc đỏ.
VHM sau phiên bứt phá hôm qua đã giảm mạnh trở lại 1,54% và lấy đi 0,74 điểm của VN-Index.
Không riêng cổ phiếu của “ông lớn” ngành bất động sản, nhóm VN30 có đến 18 mã giảm. Trong khi đó, chỉ có 8 mã tăng và 4 mã đứng giá. PLX giảm mạnh đến 3,6% và là một trong những cổ phiếu có tác động tiêu cực nhất đến VN-Index khi lấy đi 0,49 điểm của chỉ số này. GVR cũng giảm 1,52% và lấy đi 0,53 điểm. Hàng loạt các cổ phiếu khác như VIC, MBB, FPT, VNM… cũng giảm giá và tác đông tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng ghi nhận một phiên giao dịch tiêu cực khi sắc đỏ chiếm đa số. APG giảm 3,94%, MBS giảm 2,34%, VND giảm 2,16%, HCM giảm 2,1%, VCI giảm 1,9%, SSI giảm 1,45%.
Ở chiều ngược lại, BID gây chú ý khi tăng 1,2% và là nhân tố quan trọng nhất giúp kìm hãm đà giảm của VN-Index. BID đóng góp 0,83 điểm cho chỉ số này. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu ngân hàng như VPB, CTG hay VIB cũng giữ được sắc xanh.
Một số cổ phiếu tăng kịch trần nằm ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ như QCG, VPH hay HAR tăng trần. Trong đó, QCG có phiên thứ 2 tăng trần liên tiếp. Cổ phiếu này đã tăng khoảng 25,4% sau 5 phiên giao dịch vừa qua.
-
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Nợ thuế trên 50 triệu đồng trong 120 ngày có thể bị tạm hoãn xuất cảnh -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco -
Tâm lý bi quan bao trùm, VN-Index giảm hơn 11 điểm phiên 19/12 -
Săn tìm cổ phiếu “ngôi sao” năm 2025 -
Cổ đông Nhật Bản mạnh tay mua gom cổ phiếu Dược Hà Tây -
Hơn 83.100 tỷ đồng gốc và lãi trái phiếu do TCBS tư vấn phát hành được thanh toán gốc lãi đúng hạn
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up